✴️ Liệu pháp truyền máu trong bệnh β-Thalassemia thể nặng (P1)

Nội dung

MỤC TIÊU CỦA TRUYỀN MÁU

Mục tiêu phù hợp của truyền máu và an toàn truyền máu là những điều cơ bản trong quản lý truyền máu thường quy đối với những bệnh nhân thalassemia. Những mục tiêu chính là:

Duy trì đời sống và chức năng của hồng cầu trong quá trình lưu trữ để đảm bảo vận chuyển đủ oxy.

Sử dụng hồng cầu người cho có thời gian bán hủy và khả năng phục hồi bình thường trên cơ thể người nhận.

Đạt được nồng độ hemoglobin thích hợp.

Tránh những phản ứng có hại, bao gồm cả những tác nhân truyền nhiễm.

 

CHẤT LƯỢNG VÀ SỰ PHÙ HỢP CỦA MÁU TRUYỀN

Để bảo vệ sức khỏe cho người được truyền máu, bao gồm cả những bệnh nhân thalassemia, máu nên được lấy từ những người tình nguyện, thường xuyên, được chọn lọc một cách cẩn thận, không vụ lợi đồng thời nên được thu thập, xử lý, dự trữ và phân phối ở các trung tâm truyền máu quốc gia đảm bảo chất lượng và chuyên nghiệp.

Dựa vào các luật định của WHO, Bắc Mỹ, Cộng đồng chung Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, những khuyến cáo hay những điều luật có liên quan đến những nguồn tài nguyên, nhu cầu quốc gia và tỉ lệ mắc của các tác nhân nhiễm trùng, luật của từng quốc gia nên bảo vệ chất lượng các hoạt động truyền máu. Trong thực hành truyền máu, tuyển chọn người cho máu (thông qua bảng câu hỏi), sàng lọc sản phẩm máu góp phần tạo nên chiến lược quan trọng trong xây dựng qui chế an toàn và tương hợp. Xem thêm thông tin về các hướng dẫn của Cộng đồng chung Châu Âu EU tại: http://europa.eu.int và http://europa. eu.int/consus/health/index_en.html. Còn những khuyến cáo của Hội đồng Châu Âu thì tại http://www.coe.int, những hướng dẫn của WHO và American Standards tại www.who.int/bloodsafety/gcbs/structure/en/ và http://www.aabb.org/content, nếu người đọc muốn biết thêm thông tin có thể tham khảo tại những trang web khác.

Truyền Máu trong Bệnh Thalassemia

Chương này sẽ tập trung vào năm câu hỏi thông thường nhất liên quan đến truyền máu ở bệnh nhân thalassemia thể nặng:

Khi nào thì bắt đầu truyền máu và truyền cho ai;

Máu được xử lý như thế nào để việc truyền máu ở bệnh nhân thalassemia được an toàn, hiệu quả;

Có một ngưỡng hemoglobin tối ưu để đánh giá hiệu quả truyền máu;

Nhu cầu truyền máu ảnh hưởng đến hiệu quả thải sắt như thế nào;

Những phản ứng nghiêm trọng nhất liên quan đến việc truyền máu (thường gặp và ít gặp nhất) là gì;

Để quyết định ai là người được truyền máu, nên theo những khảo sát dưới đây

Xét nghiệm chẩn đoán xác định thalassemia thể nặng;

Tiêu chuẩn cận lâm sàng: Hb < 7g/dl ở 2 lần làm, cách nhau > 2 tuần (để loại trừ tất cả nguyên nhân khác như nhiễm trùng)

Tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng, bao gồm:

Hb > 7g/dl và:

Biến dạng mặt

Chậm phát triển

Gãy xương

Có sự tạo máu ngoài tủy

Chế phẩm máu được khuyến cáo

Bệnh nhân thalassemia thể nặng nên được nhận túi hồng cầu lắng được làm nghèo bạch cầu với lượng hemoglobin tối thiểu là 40 g.

Việc làm nghèo số lượng bạch cầu xuống thấp hơn hoặc bằng 1 x 106 trong một đơn vị (số lượng bạch cầu trung bình có thể làm giảm đến mức còn 0,05 x 106) được xem như là bước đầu tiên tránh những phản ứng bất lợi do nguyên nhân bạch cầu (xem Bảng 1 bên dưới) và phòng ngừa phản ứng kháng thể bất thường chống tiểu cầu.

PHẢN ỨNG

TÁC NHÂN

Phản ứng sốt không do tan máu

Kháng thể kháng HLA của bệnh nhân, cytokines được sản suất bởi bạch cầu của người cho

Phản ứng kháng thể bất thường của

người nhận

Kháng nguyên HLA trên bạch cầu

người cho

Bệnh lây nhiễm do truyền máu

Tác nhân nhiễm trùng liên quan đến

truyền thành phần các tế bào máu

Bệnh mảnh ghép chống ký chủ

Tế bào lympho T người cho

[Morell A, ZLB Central Laboratory Swiss Red Cross, Bern Switzerland, 2000. Pathogen inactivation of labile blood products]

Bảng 1: Những tác nhân gây bệnh nguồn gốc từ bạch cầu: Một số tác dụng phụ của bạch cầu trong các chế phẩm máu.

Các phương pháp làm nghèo bạch cầu:

Phương pháp giảm bạch cầu bằng cách sàng lọc máu toàn phần trước khi lưu trữ là phương pháp chọn lựa để làm giảm bạch cầu. Sự chậm trễ trong việc sàng lọc (4-8 giờ sau) sẽ làm tăng hiện tượng thực bào (như Yersinia enterocolitica). Phương pháp loại bỏ bạch cầu giúp việc sàng lọc đạt hiệu quả cao và cung cấp một lượng bạch cầu rất ít trong quá trình làm giàu hồng cầu lưu trữ. Hồng cầu lắng thu được từ ly tâm máu toàn phần nghèo bạch cầu.

Phương pháp giảm bạch cầu trước khi truyền máu: nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc túi máu tại phòng xét nghiệm của ngân hàng máu, kiểm tra máu người cho toàn phần.

Phương pháp giảm bạch cầu bằng cách sàng lọc máu tại gường bệnh: đối với đơn vị hồng cầu lắng được lọc ra tại gường vào thời điểm truyền máu. Phương pháp này mặc dù có độ nhạy tương đương với các phương pháp trên, nhưng có thể không đạt kết quả kiểm tra chất lượng tối ưu, bởi vì kỹ thuật thực hiện tại gường dễ bị thay đổi.

Xem tiếp: Liệu pháp truyền máu trong bệnh β-Thalassemia thể nặng (P2)

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top