NHẬN XÉT NHỮNG TRƯỜNG HỢP UNG THƯ TÚI MẬT PHÁT HIỆN SAU MỔ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư túi mật đứng hàng thứ năm trong bệnh ung thư đường tiêu hóa sau ung thư đại tràng, tụy, dạ dày, thực quản. Là loại ung thư hiếm gặp và có dự hậu xấu, ung thư có thể gặp ở bất kì vị trí nào của túi mật.

Do tính chất tiến triển âm thầm của ung thư túi mật và đặc điểm bệnh lý của ung thư túi mật tương đồng với một số bệnh lý gan mật khác và do các quan niệm thông thường của người thầy thuốc về các bệnh lí thường gặp như: sỏi mật, viêm túi mật, áp xe gan, viêm gan… nên việc phát hiện ung thư túi mật thường muộn. Bệnh nhân đến viện với các dấu hiệu rõ và điển hình như vàng da, tắc mật, khối u hạ sườn phải hoặc cơ thể suy kiệt, khả năng phẫu thuật điều trị triệt để thường rất thấp. Có khoảng 0,3 - 0,4% ung thư túi mật được phát hiện trong cắt túi mật kinh điển và phát hiện ngẫu nhiên trong các phẫu thuật bụng khác. Chẩn đoán ung thư túi mật trước mổ chiếm tỷ lệ 1% trong các ca có chỉ định cắt túi mật.

KẾT LUẬN

        Ung thư túi mật là bệnh lý hiếm gặp khó chẩn đoán và dự hậu xấu. Sỏi túi mật và polyp túi mật là yếu tố thuận lợi gây ung thư túi mật. Ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ cao trong bệnh lý ung thư túi mật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trương Phú Hải (2008). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh lý và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư túi mật. Luận án tốt nghiệp CKII, Đại học Y Dược Hà Nội.
  2. Dương Văn Hải, Văn Tần (2005). Bước đầu nghiên cứu sự liên hệ giữa sỏi mật và ung thư túi mật. Y học Việt Nam, tập 310, tr.109-120.
  3. Hà Văn Quyết (2009). Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật ung thư túi mật. Ngoại Khoa, số 2, tr.1-7.
  4. Nguyễn Đình Tuyến, Trần Thiện Trung (2011) Ung thư tuyến túi mật và các yếu tố liên quan. Y học TP. Hồ Chí Minh, 15(4), tr.26-32
  5. Lê Văn Thanh (2014). Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ung thư túi mật. Luận án tốt nghiệp CKII, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
  6. Đoàn Thanh Tùng, Đỗ Kim Sơn (2005). Ung thư đường mật. Y học Việt Nam, tập 310, tr.1-17.
  7. Aretxabala X.Roa I.Burgos L. et al. (2006). Gallbladder cancer: an analysis of a series of 139 patients with invasion restricted to the subserosal layer. J Gastrointest Surg, 10(2):186-192.
  8. Wolf P., Bhargava P., Pellegrini et al. (2010). Management of unsuspected gallbladder cancer in the era of minimally invasive surgery. J Cancer Ther, 1:152-159
  9. Choi K.S.Choi S.B.Park P. et al. (2015). Clinical characteristics of incidental or unsuspected gallbladder cancers diagnosed during or after cholecystectomy: a systematic review and meta-analysis. World J Gastroenterol. 21(4):1315-1323.
  10. Lee S.E.Jang J.Y.Lim C.S. et al. (2011). Systematic review on the surgical treatment for T1 gallbladder cancer. World J Gastroenterol.  17(2):174-180.
  11. Zarog M.A.Lyons E.M.O'Leary D.P. et al. (2018). Incidental small cell carcinoma of the gallbladder-an unexpected finding at elective cholecystectomy. J Surg Case Rep. (7):1-3
  12. Carolina M. et al. (2017) Predictors of incidental gallbladder cancer in patients undergoing cholecystectomy for benign gallbladder disease: Results from a population-based gallstone surgery registry. Surgery. 162(2):256-263
  13. S. J. Henley, H. K. Weir, Melissa A. J. et al. (2015) Gallbladder Cancer Incidence and Mortality, United States 1999–2011. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev. 24(9):1319-1326; DOI: 10.1158/1055-9965.EPI-15-0199

 

 

 

return to top