ĐẶT VẤN ĐỀ
Là nhiễm trùng bệnh viện thường gặp nhất tại các khoa Hồi sức. Xảy ra trung bình 5-7 ngày sau khi thở máy. VPTM là nguyên nhân chính kéo dài thời gian nằm Hồi sức, thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị. Một số nghiên cứu ghi nhận VPTM làm tăng tỉ lệ tử vong, tỉ lệ tàn phế tại các khoa Hồi sức với tỉ lệ tử vong 25-70%.
Khoa đã áp dụng gói phòng ngừa VPTM từ 2 năm nay, tuy nhiên, chưa thực sự hiệu quả. Nghiên cứu VPTM sẽ rất quan trọng trong việc đánh giá tầm vóc của VPTM tại khoa HS, các yếu tố nguy cơ, vi khuẩn học để từ đó có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả hơn, sử dụng kháng sinh ban đầu thích hợp hơn.
Kết luận và kiến nghị:
- Tỉ lệ VPTM tại khoa HSTC-CĐ là 20.9%, trong nhóm thấp so với các nghiên cứu trong nước.
- Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến VPTM là albumin máu thấp, dùng corticoid trong lúc nằm viện, dùng dãn cơ ≥ 24 giờ, truyền trên 4 đơn vị máu và thời gian thở máy kéo dài ≥ 10 ngày.
- Vi khuẩn chủ yếu gây VPTM là trực khuẩn Gram âm Acinetobacter baumannii, kháng với hầu hết kháng sinh, chỉ còn nhạy 100% với Colistin. Vì vậy, để duy trì tỉ lệ VPTM thấp, bên cạnh áp dụng gói phòng ngừa, khoa cần thực hiện các biện pháp tập trung làm sạch vi khuẩn A.baumannii khỏi môi trường.
- Kháng sinh kinh nghiệm VPTM cần bắt đầu với Colistin, có thể kết hợp với Carbapenem. Nhóm kháng sinh kháng Staphylococcus chỉ dùng trên đối tượng có nguy cơ đặc biệt với vi khuẩn này.
- Tỉ lệ đề kháng cao của vi khuẩn Gram âm với hầu hết các loại kháng sinh, đặc biệt nhóm carbapenem. Vì vậy, khoa cần áp dụng liệu pháp xuống thang, hạn chế dùng kháng sinh này kéo dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
- Nguyễn Thị Thanh Bình, Vũ Đình Thắng, “Khảo sát đặc điểm đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện ở bệnh nhân thở máy điều trị tại khoa HSTCCĐ Bệnh viện 115”, Y Học TP. Hồ Chí Minh 2014, (18): 324-329.
- Võ Văn Ngoan, “Nghiên cứu đặc điểm viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Săn Sóc Đặc Biệt Bệnh viện Chợ Rẫy”, Y Học TP. Hồ Chí Minh 2013, (17): 213-219.
TIẾNG ANH
- Ahmed Abdelrazik Othman M. S. (2017). Ventilator-associated pneumonia in adult intensive care unit prevalence and complications. The Egyptian Journal of Critical Care Medicine, 61-63.
- Ana Bonell R. A. (2019). A Systematic Review and Meta-analysis of Ventilatorassociated Pneumonia in Adults in Asia: An Analysis of National Income level on Incidence and Etiology. Clinical Infectious Diseases, 68(3): 511-518.
- Andre C. Kalil, Mark L. Metersky, Michael Klompas et al. (2016). Management of Adults With Hospital-acquired and Ventilator-Associated Pneumonia: 2016 Clinical Practice Guidelines by the Infectious Disease Society of American and American Thoracic Society. Clinical Infectious Disease, 63(5):e61–111.
- Diling. W (2019). Risk factors of Ventilator Associated Pneumonia in Critically Ill patients. Frontiers in Pharmacology, 10: 482.
- Ding, C. (2017). Incidence, temporal trend and factors associated with ventilator associated pneumonia in mainland China: a systematic review and meta analysis. BMC Infectious Diasese, 17: 468.
- Jean Francois Timsit et al. (2017). Update on Ventilator-Associated Pneumonia. F1000Review, No 6.
- Li Chang Y. D. (2017). Investigation on Risk Factors of Ventilator-Associated Pneumonia in Acute Cerebral Hemorrhage Patients in Intensive Care Unit. Canadian Respiratory Journal, ID 7272080.
- Lynch J. P. (2001). Hospital-Acquired Pneumonia : Risk Factors, Microbiology, Treatment. Chest , 119: 373-384.
- Miller F. (2018). Ventilator-Associated Pneumonia. Anesthesis Tutorial of the Week, 382.
- Nseir S et al. (2011). Risk of acquiring multidrug-resistant Gram-negative bacilli from prior room occupants in the intensive care unit. Clinical Microbiology and Infection, (17): 1201–1208.
- Yue Xu et al. (2019). Risk factors of ventilator-associated pneumonia in elderly patients receiving mechanical ventilation. Clinical Interventions in Aging, (14): 1027–1038.