✴️ Giun đũa (P2)

Nội dung

BỆNH HỌC

Triệu chứng bệnh có thể gây ra bởi ấu trùng hay giun truởng thành.

Ấu trùng:

Ấu trùng di chuyển có thể gây ra triệu chứng do chính sự có mặt của nó và do phản ứng miễn dịch mà nó kích thích cơ thể bệnh nhân.

Viêm phổi do giun đũa:

Khi ấu trùng di chuyển tử ruột lên phổi có thể gây ra hội chứng Loeffler gồm các triệu chứng: Sốt ho, khạc đàm, suyễn tăng bạch cầu toan tính và thâm nhiễm ở phổi khi chụp hình X quang. Ấu trùng giai đoạn 4 của giun được tìm thấy trong các tiểu phế quản cùng với tế bào đa nhân bạch cầu toan tính và các tinh thể Charcot-Leyden.

Các cơ quan khác:

Gan có thể bị hủy họai từng vùng nhỏ với sự có mặt của bạch cầu ái toan. Ấu trùng giun đũa đã được tìm thấy trong chất hút dày và trong đàm. Nếu ấu trùng đi vào đại tuần hoàn, thì có thể đi lang thang vào não, mắt hoặc võng mạc, gây ra khối u giống như đũa chó, mèo (Toxocara spp.). Trẻ nhỏ nhiễm giun đũa (Ascaris lumbricoides) thường kết hợp với giun đũa chó mèo (Toxocara spp).

Giun trưởng thành:

Tại nơi cư trú bình thường (ruột non): Giun trưởng thành ít gây tai hại cho ký chủ của nó. Nhiễm nặng có thể gây ra viêm ruột, xoắn ruột tắc ruột hoặc lòng ruột.

Ngoài ruột: Khi giun đi lang thang có thể lạc đến những nơi cư trú bất thường và gây ra triệu chứng cấp tính: tắc ruột, thủng ruột ở những vùng hồi manh tràng, viêm ruột thừa cấp do giun, làm nghẽn ruột viêm túi thừa, chấn thương dạ dày hoặc ruột, làm nghẽn bóng Varer làm hoại tử, tắc ống dẫn mật dẫn đến vàng da. Giun xâm nhập vào mô gan gây áp xe gan, vào cơ quan sinh dục làm thủng thực quản.

Áp xe do giun đũa: Do giun đũa cái trên đường di chuyển từ đường dẫn mật chung vào gan thì chết tại đây, trứng được phóng thích ra ngoài. Về mô học có thể thấy phản ứng tạo u hạt chung quanh xác giun với trứng nằm chung quanh trong nhu mô gan, trứng nhẫn có hình thoi, vỏ ngoài đã bị tiêu đi. Ở 1 số vùng trên thới giới, áp xe gan do giun đũa thường gặp ở trẻ nhỏ hơn là áp gan do amíp.

Tổn thương ở màng bụng: Trong trường hợp giun thoát ra khỏi ruột, đi vào phúc mạc, giun cái đẻ trứng và trứng bị phản ứng viêm bao quanh tạo ra u hạt, có thể có những sang thương phúc mạc giống như lao.

Giun đũa ở đường mật: giun đũa ở đường mật không hiếm ở Philippine, nơi có 20% bệnh nhân được giải phẩu bệnh lý đường mật tìm thấy giun đũa còn sống hay đã chết trong đường mật và ở Nam Phi chứng này phổ biến ở trẻ em.

Bệnh cấp tính với khởi đầu đau ở hạ sườn phải, đôi khi có sốt và vàng da do viêm túi mật tái đi tái lại. Giun trưởng thành có thể thấy trên phim chụp Xquang có chất cản quang. Tử thiết có thể viên đường mật hay áp xe gan. Điều trị với thuốc tẩy giun cho kết quả tốt, các triệu chứng cấp tính giảm và khỏi bệnh. Giun trưởng thành, ấu trùng và trứng có thể tìm thấy ở phần lõi của các sạn mật.

 

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Đa số các trường hợp nhiễm giun nhẹ thường không có triệu chứng nhưng đôi khi nhiễm 1 con giun duy nhất cũng có thể gây áp xe gan hay làm tắt ống dẫn mật. Triệu chứng cấp tính tương ứng với lượng giun bị nhiễm và triệu chứng nặng có thể xảy ra khi số lượng giun bị nhiễm và triệu chứng nặng có thể xãy ra khi số lượng giun lên tới hàng trăm con.

Mặc dù tái nhiễm có thể xảy ra suốt đời như có thể làm giảm được những trường hợp nhiễm nặng nếu có được miễn dịch hoặc giảm bớt phơi nhiễm.

Thời kỳ ủ bệnh:

Thời kỳ ủ bệnh từ lúc trứng được nuốt vào cơ thể cho đến khi trứng bắt đầu xuất hiện trong phân là 60 – 70 ngày. Triệu chứng ở phổi do ấu trùng di chuyển xuất hiện vào ngày 4 -16 sau khi bị nhiễm.

Bệnh do ấu trùng giun đũa:

Trong quá trình di chuyển ấu trùng gây ra viên phổi vào này thứ 4 – 14 sau khi được nuốt vào, triệu chứng gồm có sốt, ho, ho có đàm, thâm nhiễm ở phổi. Bạch cầu toan tính (BCTT) tăng cao và có thể tìm thấy ấu trùng trong đàm hoặc dịch tá tràng. Viêm phổi không kéo dài chỉ khoảng 3 tuần (ngoặc lại với tăng BCTT trong bệnh phổi nhiệt đới).

Trong quá trình chu du, ấu trùng có thể gây triệu chứng: Rối loạn thần kinh (co giật, kích thích màng não và động kinh...) phù mí mắt mất ngủ và nghiến răng ban đêm. Khi ấu trùng đi lạc lên não, nó gây rau hạt, những nuốt nhỏ ở mắt, võng mạc hoặc não.

Bệnh do giun đũa trưởng thành:

Tại ruột thường gặp rối loạn tiêu hóa, viêm ruột già và nôn ói. Nếu nhiễm nặng, biểu hiện chủ yếu là tắt ruột, thường xảy ra ở trẻ em, có trường hợp bắt được 100 con giun ở 1 bệnh nhân.

Ngoài ruột, do giun di chuyển lạc chổ:

Giun trưởng thành có khuynh hướng di chuyển khi môi trường sống của nó bị xáo trộn. Bệnh nhân dùng thuốc tetrachloethylen, bị gây mê hay bị sốt, chúng di chuyển và đi lạc chổ vào ống mật, bóng Vater, ruột thừa, xung quanh hậu môn và ống eustache. Chúng có thể gây xoắn ruột và hoại thư ruột, thủng ruột và viên phúc mạc, viêm tụy viêm ống mật có mủ, áp xe gan, viên túi mật cấp và vàng da tắt mật.

 

CHUẨN ĐOÁN

Chẩn đoán được xác định khi tìm thấy trứng hoặc giun:

Xét nghiệm phân để tìm trứng bằng phương pháp soi trực tiếp hay tập trung. Có thể tìm thấy trứng thụ tinh hay trứng lép hoặc là trứng mất vỏ. Đôi khi giun trưởng thành thoát ra ở mũi, miệng hậu môn.

Tăng bạch cầu ái toan:

Trong giai đoạn nhiễm ấu trùng, BCTT tăng cao nhưng khi giun trưởng thành rồi thì BCTT giảm nhiều hoặc không tăng. Nếu BCTT tăng cao trong trường hợp nhiễm giun ở giai đoạn trưởng thành thì có thể bị nhiễm kết hợp với Toxocara hoặc giun lươn.

Xquang:

Chụp Xquang sau khi cho bệnh uống chất cản quang từ 4 - 6 giờ cho thấy giun có hình ống hoặc một cái bóng như sợi dây do giun nuốt chất cản quang.

Huyết thanh chẩn đoán:

Trong huyết thanh của người bị nhiễm giun đũa có kháng thể đặc hiệu với loại giun này. Những kỹ thuật đã được dùng để phát hiện kháng thể gồm có, cố định bổ thể kết tủa, khuyết tán trong thạch, diện di miễn dịch. Chẩn đoán nhiễm giun đũa bằng miễn dịch ít được dùng do có nhiều phản ứng chéo với các loại giun sán khác.

 

CHẨN ĐÓAN PHÂN BIỆT

Triệu chứng ở phổi, thâm nhiễm phổi và tăng BCTT là triệu chứng phổ biến ở nhiều loại giun sán và các bệnh khác. Bệnh do ấu trùng giun đũa cần được phân biệt với bệnh do Toxocara, giun móc, giun lươn sán máng và hội chứng tăng BCTT nhiệt đới. Bệnh do ấu trùng giun đũa kéo dài khoảng 2 - 3 tuần và BCTT cũng giảm nhanh.

Toxocara:

Thường nhiễm kết hợp với giun đũa (Ascaris lumbricoides), toxocara gây ra hội chứng ấu trùng di chuyển, kéo dài nhiều tháng với sự tham gia tăng BCTT kéo dài triệu chứng ở phổi không rõ ràng. Ấu trùng Toxocara đi lang thang, gây các sang thương ở não và mắt như Ascaris lumbricoides và có thể chẩn đoán bằng huyết thanh miễn dịch học.

Giun móc:

Giai đoạn xâm nhập của giun móc kéo dài 2 - 3 tháng, triệu chứng giảm dần, sau 42 ngày trứng xuất hiện trong. Có thể nổi ngứa ở chân khi có triệu chứng của ấu trùng di chuyển.

Sán máng:

Giai đóan xâm nhập của sán máng (hội chứng Katayama) có thể kéo dài 2 - 3 tháng. Thường có lách to và chẩn đoán bằng kỹ thuât miễn dịch.

Tăng BCTT nhiệt đới (TPE):

Rất giống viêm phổi do ấu trùng giun đũa. Bệnh xảy ra chủ yếu ở người lớn, kéo dài hơn nhiều và dương tính với thử nghiệm huyết thanh của giun chỉ. Đáp ứng nhanh với diethylcarbamazine.

 

ĐIỀU TRỊ

Điều trị đặc hiệu:

Điều trị chỉ có kết quả giun trưởng thành. Thuốc chọn được là:

Albendazole: Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi, liều duy nhất chọn là 200 mg, trẻ em lớn hơn và người lớn, 1 liều 400 mg.

Mebendazole: 100mg x 2 lần/ngày, chỉ uống 1 ngày duy nhất.

Levamisole: Liều duy nhất 5 ngày/kg cân nặng.

Pyrantel palmoate (Combantrin): Liều duy nhất 10mg/kg cân nặng.

Uống thuốc tốt nhất vào giữa bữa ăn, không có chế độ kiêng cử gì, có thể dùng thuốc xổ giun trước hoặc sau khi tẩy giun.

Điều trị biến chứng:

Viêm phổi do Ascaris lumbricoides.

Đáp ứng rất tốt với prednisolone. Nên tẩy giun 2 tuần sau khi có triệu chứng ở phổi.

Viêm đường ruột:

Điều trị bảo tồn: Chống co thắt, chống đau, giảm căng dạ dày, truyền dịch, cách này thường cho kết quả tốt. Nên tẩy giun sau khi con đau cấp đã qua và chức năng của ruột được hồi phục. Nên dùng loại thuốc tẩy dạng lỏng và có tác dụng nhanh (levamisole, pyrantel). Nếu cách điều trị này thất bại thì phải dùng phẫu thuật.

Tắc ruột:

Nên điều trị bảo tồn bằng cách dùng thuốc giảm co thắt, giảm căng dạ dày, truyền dịch, dùng paraffin và thuốc tẩy giun, thường cho kết quả tốt. Nếu bệnh nhân bị sốt, nhịp tim nhanh, nhu động ruột nỗi rõ, đau nhiều hoặc không thuyên giảm sau 48 giờ điều trị bảo tồn, thì phải mổ, cố gắng không cắt ruột mà nên làm cho nút lỏng ra, cho giun đi xuống ruột già. Hiếm khi phải cắt bỏ đoạn ruột.

 

PHÒNG BỆNH

Phòng bệnh dựa trên vệ sinh cá nhân, xử lý phân hợp vệ sinh, giáo dục sức khỏe và điều trị những người bị nhiễm.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ký sinh trùng y học. Trừơng Đai học Y Hà Nội. Nhà xuất bản y học Hà Nội, 2001

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top