PHẪU THUẬT NỘI SOI HOÀN TOÀN CẮT ĐẠI TRÀNG PHỤC HỒI LƯU THÔNG TRONG Ổ BỤNG

Nội dung

Tác giả: Huỳnh Quang Nghệ, Lê Huy Lưu, Đào Văn Cam

TÓM TẮT

Giới thiệu: Trên thế giới, phẫu thuật nội soi cắt đại tràng với phục hồi lưu thông hoàn toàn trong ổ bụng đã được chứng minh có nhiều ưu điểm hơn so với miệng nối ngoài cơ thể. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả sớm cũng như tính an toàn và khả thi của kỹ thuật này tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

Phương pháp: Báo cáo loạt ca, hồi cứu 32 trường hợp phẫu thuật nội soi cắt nối đại tràng hoàn toàn trong ổ bụng tại Khoa Ngoại Tiêu Hóa – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 03/2022 – 06/2023.

Kết quả: 16 trường hợp (50,0%) cắt đại tràng phải, 7 trường hợp (21,9%) cắt đại tràng phải mở rộng, 4 trường hợp (12,5%) cắt đại tràng trái và 5 trường hợp (15,6%) cắt đại tràng sigma. Thời gian mổ trung bình 204,2 phút. Vết mổ trung bình 5,2 cm. Lượng máu mất trung bình 67,5 ml. Không có trường hợp nào xảy ra tai biến trong mổ. Tỉ lệ biến chứng sớm sau mổ là 28,1%, 1 trường hợp (3,1%) tử vong. Không có trường hợp nào mổ lại.

Kết luận: Kỹ thuật nối trong có thể thực hiện được với tỉ lệ thành công cao, đảm bảo tính an toàn và tính thẩm mỹ với vết mổ ngắn và có nhiều ưu điểm nổi bật. Bước đầu thực hiện kỹ thuật có thể khó khăn, thời gian mổ có thể kéo dài và đòi hỏi kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Nghiên cứu này là cơ sở lý luận nhằm mục tiêu xây dựng quy trình chuẩn hóa về mặt kỹ thuật và tiến hành các thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng nhằm đánh giá chính xác hơn về các lợi ích của phương pháp phẫu thuật nội soi cắt đại tràng với phục hồi lưu thông hoàn toàn trong ổ bụng.

KẾT LUẬN

Kỹ thuật nối trong có thể thực hiện được với tỉ lệ thành công cao, đảm bảo tính an toàn và tính thẩm mỹ với vết mổ ngắn và có nhiều ưu điểm nổi bật. Bước đầu thực hiện kỹ thuật có thể khó khăn, thời gian mổ có thể kéo dài và đòi hỏi kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Nghiên cứu này là cơ sở lý luận nhằm mục tiêu xây dựng quy trình chuẩn hóa về mặt kỹ thuật và tiến hành các thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng nhằm đánh giá chính xác hơn về các lợi ích của phương pháp phẫu thuật nội soi cắt đại tràng với thực hiện miệng nối trong ổ bụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Milone M., Elmore U., Di Salvo E. et al. (2015), "Intracorporeal versus extracorporeal anastomosis. Results from a multicentre comparative study on 512 right-sided colorectal cancers", Surg Endosc. 29 (8), pp. 2314-2320.
  2. Feroci F., Lenzi E., Garzi A. et al. (2013), "Intracorporeal versus extracorporeal anastomosis after laparoscopic right hemicolectomy for cancer: a systematic review and meta-analysis", Int J Colorectal Dis. 28 (9), pp. 1177-1186.
  3. Stein S. A. , Bergamaschi R. (2013), "Extracorporeal versus intracorporeal ileocolic anastomosis", Tech Coloproctol. 17 Suppl 1, pp. S35-39.
  4. Tarta C., Bishawi M. , Bergamaschi R. (2013), "Intracorporeal ileocolic anastomosis: a review", Tech Coloproctol. 17 (5), pp. 479-485.
  5. Lê Huy Lưu, Phạm Tiến Quang, Trần Anh Đức, Đào Văn Cam, Ngô Quang Duy, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Thành. Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng nối trong ổ bụng chưa phổ biến tại việt nam: Do vấn đề chi phí hay thói quen. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 2022;26(1):70-76.
  6. Đào Văn Cam, Lê Huy Lưu, Hàn Thế Cơ, Nguyễn Cao Đạt, Ngô Quang Duy, Nguyễn Việt Thành. Kết quả sớm điều trị ung thư đại tràng bằng phẫu thuật nội soi hoàn toàn. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 2019;23(1):207-213.
  7. Lê Huy Lưu, Đỗ Thị Thu Phương, Ngô Quang Duy, Mai Phan Tường Anh, Lê Bá Thảo, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Văn Hải. Phẫu thuật cắt đại tràng nội soi với phục hồi lưu thông hoàn toàn trong ổ bụng. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 2016;20(6):110-115.
  8. Nguyễ̂n Quỳnh Anh, Nguyễn Thu Hà (2021), Chi phí trực tiếp điều trị ung thư đại trực tràng tại Việt Nam năm 2019. Y Học Việt Nam, 501(2):115-119.
  9. Iorio T, Blumberg D. Totally intracorporeal laparoscopic colectomy (TILC) is associated with similar surgical outcomes in high and low operative risk patients. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech. 2013;23(2):154-158. doi:10.1097/SLE.0b013e3182769441
  10. Di Saverio S, Birindelli A, Mandrioli M, Podda M, Binda GA. Intracorporeal anastomoses in emergency laparoscopic colorectal surgery from a series of 59 cases: where and how to do it - a technical note and video. Colorectal Dis. 2017;19(4):O103-O107. doi:10.1111/codi.13642
  11. Hamamoto H, Suzuki Y, Takano Y, et al. Medium-term oncological outcomes of totally laparoscopic colectomy with intracorporeal anastomosis for right-sided and left-sided colon cancer: propensity score matching analysis. BMC Surg. 2022;22(1):345. Published 2022 Sep 19. doi:10.1186/s12893-022-01798-3
  12. Ikeda T, Kabasima A, Ueda N, et al. Totally laparoscopic colectomy with intracorporeal anastomosis achieved using a laparoscopic linear stapler: experience of a single institute. Surg Today. 2012;42(1):41-45. doi:10.1007/s00595-011-0003-x
  13. Grams J, Tong W, Greenstein AJ, Salky B. Comparison of intracorporeal versus extracorporeal anastomosis in laparoscopic-assisted hemicolectomy. Surg Endosc. 2010;24(8):1886-1891. doi:10.1007/s00464-009-0865-9
  14. Nguyen NH, Vu XV, Nguyen VQ, et al. Bach Mai Procedure for complete mesocolic excision, central vascular ligation, and D3 lymphadenectomy in total laparoscopic right hemicolectomy: a prospective study. World J Surg Oncol. 2023;21(1):140. Published 2023 May 5. doi:10.1186/s12957-023-03026-5
  15. Bollo J, Turrado V, Rabal A, et al. Randomized clinical trial of intracorporeal versus extracorporeal anastomosis in laparoscopic right colectomy (IEA trial). Br J Surg. 2020;107(4):364-372. doi:10.1002/bjs.11389
  16. Allaix ME, Degiuli M, Bonino MA, et al. Intracorporeal or Extracorporeal Ileocolic Anastomosis After Laparoscopic Right Colectomy: A Double-blinded Randomized Controlled Trial. Ann Surg. 2019;270(5):762-767. doi:10.1097/SLA.0000000000003519
  17. Panaccio P, Grottola T, Ricciardiello M, di Sebastiano P, di Mola FF. How we do it: totally laparoscopic complete mesocolon excision for splenic flexure cancer. Langenbecks Arch Surg. 2018;403(6):769-775. doi:10.1007/s00423-018-1699-5
  18. Milone M, Angelini P, Berardi G, et al. Intracorporeal versus extracorporeal anastomosis after laparoscopic left colectomy for splenic flexure cancer: results from a multi-institutional audit on 181 consecutive patients. Surg Endosc. 2018;32(8):3467-3473. doi:10.1007/s00464-018-6065-8
  19. Swaid F, Sroka G, Madi H, Shteinberg D, Somri M, Matter I. Totally laparoscopic versus laparoscopic-assisted left colectomy for cancer: a retrospective review. Surg Endosc. 2016;30(6):2481-2488. doi:10.1007/s00464-015-4502-5
  20. Agha RA, Sohrabi C, Mathew G, et al. The PROCESS 2020 Guideline: Updating Consensus Preferred Reporting Of CasESeries in Surgery (PROCESS) Guidelines. Int J Surg. 2020;84:231-235. doi:10.1016/j.ijsu.2020.11.005
return to top