QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ TRONG KHÔNG KHÍ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH, TRƯỜNG HỢP BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ:

         An toàn trong các tổ chức, nói chung, là việc nhân viên và những người có liên quan (khách hàng…) không bị tổn hại sức khỏe do sự cố. Trong ngành y tế, an toàn tập trung vào nhân viên y tế và người bệnh. An toàn người bệnh là một thành phần quan trọng của chất lượng dịch vụ y tế. Tuy nhiên, an toàn người bệnh có những đặc thù riêng so với an toàn trong tổ chức. Trong khi nguồn gây ra sự cố an toàn trong tổ chức nói chung là hoạt động của các máy móc, thiết bị, hóa chất… thì các sự cố gây tổn thương cho người bệnh có nguyên nhân từ chính các sai lỗi trong hoạt động điều trị cho người bệnh. Để hạn chế các sai lỗi trong điều trị, các bệnh viện thường sử dụng biện pháp xây dựng các quy trình, thủ tục trong điều trị nhằm bảo đảm an toàn và cung cấp thông tin an toàn người bệnh cho nhân viên y tế. Tuy nhiên, hai biện pháp này mang đến các kết quả trái ngược nhau trong các bối cảnh khác nhau (Leape, 2002) do đã bỏ qua nhận thức của nhân viên y tế. Không khí an toàn là nhận thức chung của nhân viên y tế về các quy trình, thủ tục an toàn, các hành vi an toàn được tổ chức kỳ vọng, hỗ trợ trong tổ chức. Không khí an toàn cung cấp một khung tham chiếu cho các hành vi an toàn trong tổ chức. Vì vậy, nghiên cứu không khí an toàn sẽ giúp đưa ra các biện pháp giải giúp mang lại hiệu lực cho việc xây dựng, ban hành quy trình, thủ tục an toàn, cung cấp thông tin an toàn trong bệnh viện. 

          Không khí an toàn người bệnh bao gồm các nhân tố: Nhận thức về sự thích hợp của các quy trình thủ tục an toàn; Thông tin an toàn; Thực hành an toàn của người quản lý; Sự ưu tiên của an toàn so với năng suất. Việc xác định quan hệ giữa các nhân tố nói trên sẽ giúp đưa ra giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng, an toàn người bệnh của bệnh viện.

KẾT LUẬN

            Trên cơ sở các quan hệ giữa các nhân tố an toàn: lãnh đạo, thông tin an toàn, quy trình an toàn và sự ưu tiên an toàn đã được kiểm chứng, để nâng cao nhận thức của nhân viên y tế về vai trò của sự an toàn người bệnh, ta có thể xem xét một số biện pháp sau:

  1. Xây dựng các bộ quy trình chuẩn có sự tham mưu của các nhân viên y tế khối lâm sàng để tăng tính thực tế của các quy trình.
  2. Kiểm tra sự nắm bắt và tuân thủ quy trình của nhân viên tại các khoa.
  3. Tiếp tục nâng cao uy tín chuyên môn cho lãnh đạo.
  4. Phân công nhiệm vụ hợp lý, quản trị tốt nguồn nhân lực để tránh quá tải.
  5. Cần tăng cường sự phối hợp giữa bộ phận làm quy trình, bộ phận chỉ đạo thực hiện và giám sát, bộ phận trực tiếp thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Naveh E., & Navon T. K., (2005) Treatment  errors in  healthcare : A safety climate approach, Management Science.

2. Fogarty, G. J., & Shaw, A (2010). Safety climate and the theory of planned behavior: towards the prediction of unsafe behavior. Accid Anal Prev, 42(5), 1455-1459.

3. Leape L, Berwick D, Clancy C, et al. Transforming healthcare : a safety imperative. Qual Saf Healthcare 2009

4. Kaplan HC, Provost LP, Froehle CM, et al. The model for understanding success in quality : Building a theory of context in healthcare quality improvement. Qual Saf  2012

5. Singer Sj, Gaba DM, Falwell A, et al. Patient safety climate in 92 US hospitals : Differences by work area and discipline, Med Care 2009

6. Fogarty, G. J., & Shaw, A (2010). Safety climate and the theory of planned behavior: towards the prediction of unsafe behavior. Accid Anal Prev, 42(5), 1455-1459.

 

 

return to top