TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư trực tràng một trong mười loại ung thư thường gặpphẫu thuật nội soi cắt nối máy điều trị ung thư trực tràng ngày càng được nhiều trung tâm ngoại khoa lớn áp dụng. Điều trị ung thư trực tràng ngày càng được cải tiến theo thời gian, mục đích của điều trị không chỉ đơn thuần điều trị triệt căn, giảm tỉ lệ tái phát, cải thiện thời gian sống… còn nhằm vào mục tiêu bảo toàn chức năng của thể, riêng đối với trực tràng bảo toàn thắt. 1908 Miles đề xuất kỹ thuật cắt toàn bộ trực tràng qua ngả bụng và tầng sinh môn được xem như một tiêu chuẩn vàng trong điều trị ung thư trực tràng. Dukes Goligher nhận thấy ung thư trực tràng hiếm khi ăn lan theo đường bạch huyết xuống dưới u, điều này làm nền tảng cho phẫu thuật bảo tồn cơ thắt và chỉ định cho phẫu thuật Miles ngày càng được cân nhắc vì tính tàn phá của phẫu thuật, sự bất tiện trong sinh hoạt, biến chứng do hậu môn nhân tạo vĩnh viễn…

1939 Dixon đề xuất kỹ thuật cắt trước (cắt đại tràng chậu hông-trực tràng qua ngả bụng) áp dụng cho u đại tràng chậu hông u 1/3 trên trực tràng, sau này mở rộng thành cắt trước thấp cho u 1/3 giữa. Tuy nhiên vấn đề gặp phải rất khó thao tác trong phẫu trường chật hẹp để tạo miệng nối. Máy khâu nối ra đời tạo một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư trực tràng, giúp tạo lập miệng nối thấp hơn và thuận lợi hơn. Phẫu thuật cắt đoạn đại trực tràng nối máy nội soi (bao gồm cắt trước và cắt trước thấp) tận dụng được ưu điểm của phẫu thuật nội soi và máy khâu nối, do đó ngày càng được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên đây là phẫu thuật khó, phức tạp có nhiều tai biến và biến chứng trầm trọng. Xuất phát từ tình hình thực tế điều trị ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu khảo sát kết quả sớm của phẫu thuật, cụ thể tai biến, biến chứng xác định các yếu tố liên quan đến tai biến, biến chứng của phẫu  thuật.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

        Phẫu thuật nội soi cắt nối máy điều trị ung thư trực tràng là một phẫu thuật tương đối an toàn, tỉ lệ tai biến trong mổ là 19,6% và biến chứng sớm sau mổ là 26,1 %, các tai biến và biến chứng thường không nghiêm trọng, đa phần có thể điều trị nội khoa.

        Mở hồi tràng ra da không làm thay đổi tỉ lệ xì miệng nối nhưng có thể là yếu tố làm giảm nhẹ biến chứng.

         Liên quan biến chứng sớm sau mổ với các nhóm có và không có tổn thương kèm theo, nhóm có và không có dãn ruột trên u, nhóm cắt trực tràng bằng 1 hoặc 2 echilon, nhóm cắt trước hay cắt trước thấp khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

       Chỉ nên mở hồi tràng ra da trong những trường hợp miệng nối nguy cơ xì dò cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh (2010), “Kết quả sớm của điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng qua ngả soi ổ bụng”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh,14(1), tr.28-33.

2. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Quốc Thái (2010), “Tai biến và biến chứng phẫu thuật nội soi cắt nối máy điều trị ung thư trực tràng, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh,14(1), tr. 119-123.

3. Champagne B.J., Makhija R. (2017) “Minimally invasive surgery for rectal cancer: Are we there yet?”, World Journal of Gastroenterology, 17(7), pp. 862-866.

4. Emile S.H., Lacy F.B., Keller D.S., et al (2018), “Evolution of transanal total mesorectal excision for rectal cancer: From top to bottom”, World Journal of Gastroenterol surgery, 10(3), pp. 28-39.

5. Li S.-Y., Chen G., Du J.-F., et al (2015), “Laparoscopic resection of lower rectal cancer with telescopic anastomosis without abdominal incisions”, World Journal of Gastroenterology, 21(16), pp. 4969-4974.

6. Ung văn Việt (2017), Vai trò của mở thông hồi tràng trong phẫu thuật nội soi cắt nối thấp điều trị ung thư trực tràng, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Xia Z., Chen W., Yao R., et al (2016), “Laparoscopic assisted low anterior resection for advanced rectal cancer in a kidney transplant recipient”, Medicine, 95(44), pp. 1-6.

 

return to top