THỰC TRẠNG ĐIỀU DƯỠNG THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017- 2021

Nội dung

Tác giả: Nguyễn Thị Thiên Kim, Lê Thị Thân Ái, Đặng Thị Ngọc Giàu, Lương Ngọc Điệp, Lê Thị Huyền Trang, Hồ Thị Hồng Phúc, Lưu Quốc Trung, Hà Thị Ngọc Nga, Trần Mộng Thanh Thương, Trần Thị Hồng Huệ

TÓM TẮT

Mở đầu : Vai trò người Điều dưỡng ngày nay đã phát triển và dần được công nhận. Mặc dù người Điều dưỡng làm việc trong nhiều môi trường khác nhau, nhưng mục tiêu chính vẫn là chăm sóc người bệnh. Tham gia nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực đang phát triển trong đó mỗi cá nhân Điều dưỡng có thể đóng góp kỹ năng và kinh nghiệm cho khoa học chăm sóc điều dưỡng. Nghiên cứu này sẽ mô tả thực trạng tham gia nghiên cứu khoa học của Điều dưỡng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương giai đoạn 2017-2021 

Phương pháp nghiên cứu: Thống kê các số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học của các Điều dưỡng tại bệnh viện giai đoạn 2017- 2021, từ hồ sơ lưu ở tổ nghiên cứu khoa học và phòng Chỉ đạo tuyến. Phương pháp thu thập : lấy trọn.

Kết quả: Số lượng Điều dưỡng tham gia nghiên cứu khoa học so với tổng số Điều dưỡng trong bệnh viện chỉ chiếm tỉ lệ dao động từ 2.8 – 9.8% qua mỗi năm. Đạt cao nhất là năm 2019 (9.8%), thấp nhất là năm kế tiếp 2020 (2.8%). Về trình độ chuyên môn, đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm có trình độ Cao đẳng, Đại học và sau Đại học. Nhóm tham gia nghiên cứu chỉ tập trung ở một nhóm người, ở một số ít Khoa, chủ yếu là khoa Ngoại Tổng hợp. Trong năm 2019, tỷ lệ đề tài nghiên cứu khoa học có Điều dưỡng tham gia và số đề tài do Điều dưỡng làm chủ nhiệm đạt tỉ lệ lần lượt là 51,4 và 14,3%, cao nhất trong 5 năm. Tổng số đề tài nghiên cứu khoa học có Điều dưỡng tham gia là 57/157 (36,3%), đề tài do Điều dưỡng làm chủ nhiệm là 16 (10,2%).  Trong 16 đề tài do Điều dưỡng làm chủ nhiệm, thì chỉ do 06 Điều dưỡng thực hiện; đặc biệt có 01 Điều dưỡng làm chủ nhiệm 07 đề tài. Số đề tài có Điều dưỡng tham gia chỉ đạt ở cấp cơ sở (100%) và chiếm đa số là Ngoại- Chuyên khoa (54,4%), trong đó tập trung nhiều nhất là ở khoa Ngoại Tổng hợp. Theo lĩnh vực nghiên cứu, số đề tài có Điều dưỡng tham gia chủ yếu tập trung ở lĩnh vực chẩn đoán/ Điều trị, đạt tỉ lệ 64,9%.

Kết luận: Số lượng Điều dưỡng tham gia nghiên cứu khoa học trong bệnh viện vẫn còn thấp, tập trung ở một nhóm nhỏ có trình độ Cao đẳng, Đại học và sau Đại học, và chỉ tập trung ở một số ít Khoa. Số đề tài có Điều dưỡng tham gia chỉ đạt ở cấp cơ sở, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực chẩn đoán/ điều trị, chiếm đa số là Ngoại- Chuyên khoa, đặc biệt là khoa Ngoại Tổng hợp. Số lượng Điều dưỡng làm chủ nhiệm còn quá ít.

Cần nghiên cứu thêm về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của Điều dưỡng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương giai đoạn 2017-2021”trong tương lai.

Từ khóa: nghiên cứu khoa học, Điều dưỡng, bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

KẾT LUẬN

Số lượng Điều dưỡng tham gia nghiên cứu khoa học trong bệnh viện vẫn còn thấp, tập trung ở một nhóm nhỏ có trình độ Cao đẳng, Đại học và sau Đại học, và chỉ tập trung ở một số ít Khoa. Số đề tài có Điều dưỡng tham gia chỉ đạt ở cấp cơ sở, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực chẩn đoán/ điều trị, chiếm đa số là Ngoại- Chuyên khoa, nhiều nhất đặc biệt là khoa Ngoại Tổng hợp. Số lượng Điều dưỡng làm chủ nhiệm còn quá ít.

Cần nghiên cứu thêm về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của Điều dưỡng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương giai đoạn 2017- 2021” trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Luật Khoa học công nghệ, 29/2013/QH13 (2013).
  2. Potter P.A, Perry A.G. Fundamentals of Nursing. Elsevier Health Sciences2016.
  3. WHO. Global Strategic directions for strengthening nurrsing and midwifery 2016-2020. Switherland 2016.
  4. Phạm Đức Mục. Nghiên cứu điều dưỡng: Nhà xuất bản y học; 2012.
  5. Rose Marie Nieswiadomy, Catherine Bailey. Foundations of nursing research. 2008:1-2.
  6. Bộ Y tế- Bộ Nội vụ. Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y. 2015.
  7. Nguyễn Thị Thuý, Thực trạng Điều dưỡng tham gia nghiên cứu khoa học và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Việt Nam- Thuỵ Điển Uông Bí giai đoạn 2015-2019 (Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện) ; Trường Đại học Y tế Công cộng ; 2020.
  8. Đoàn Thị Ngần. Thực trạng tham gia nghiên cứu khoa học và nhu cầu đào tạo của Điều dưỡng bệnh viện Thống Nhất năm 2018 (Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện); Trường Đại học Y tế Công cộng; 2018.
  9. Trần Quang Huy, Phạm Đức Mục, Nguyễn Bích Lưu. Đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học Điều dưỡng thực hiện tại Việt Nam, giai đoạn 2004-2009. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học Điều dưỡng, Hội nghị khoa học Điều dưỡng toàn quốc lần IV. 2010:15-27.
  10. Hicks Carolyn. The shortfall in published research: a study of nurses' research   and publication activities. Journal of Advanced Nursing. 1995;21(3):594-604.
  11. Kuuppelomaki M., Tuomi J. Finnish nurses' attitudes towards nursing research and related factors. Int J Nurs Stud. 2005;42(2):187-196.
  12. Nkrumah Isaac, Atuhaire Catherine, Priebe Gunilla, Cumber Samuel Nambile. Barriers for nurses’ participation in and utilisation of clinical research in three hospitals within the Kumasi Metropolis, Ghana. The Pan African Medical Journal. 2018;30.
  13. Asuquo Ekaete, Etowa Josephine, John Mildred, Ndiok Akon, Samson-Akpan Patience Edoho, Edet Olaide Bamidele. Assessing nurses’ capacity for health research and policy engagement in Nigeria. Journal of Applied Medical Sciences. 2013;2(4):35.
return to top