PHẪU THUẬT KÍCH THÍCH NÃO SÂU ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON

Nội dung

Tác giả: Phạm Anh Tuấn, Lê Thái Bình Khang, Võ Thành Nghĩa, Đào Duy Phương, Nguyễn Anh Diễm Thúy, Trần Ngọc Tài

TÓM TẮT:

1.Đặt vấn đề: Parkinson là một bệnh lý thoái hóa thần kinh tiến triển với các biểu hiện rối loạn vận động bao gồm: run, cứng đờ và chậm vận động. Hiện nay đây là bệnh lý vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh. Giai đoạn đầu người bệnh được điều trị bằng thuốc với levodopa là thuốc chủ đạo. Tuy nhiên khi đến giai đoạn muộn, để cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh thì cần phẫu thuật. Phẫu thuật kích thích não sâu (DBS) hiện nay được đánh giá là một phương pháp điều trị tiên tiến cho bệnh lý Parkinson kháng trị. Tại Việt nam, Bv Nguyễn Tri Phương là cơ sở y tế đầu tiên thực hiện phẫu thuật này từ 4/2012 mang lại hiệu quả tích cực, góp phần cải thiện chất lượng sống của người bệnh Parkinson.

2. Giới thiệu kỹ thuật

Chỉ định phẫu thuật: DBS điều trị bệnh Parkisnon kháng trị được chỉ định ở bệnh nhân:

  • Giai đoạn tiến triển với các biến chứng vận động mức độ trung bình - nặng.
  • Bệnh còn đáp ứng với Levodopa nhưng thuốc đã giảm hiệu quả.
  • Số liều thuốc tối thiểu mỗi ngày mà vẫn có dao động vận động ≥ 4.

Kỹ thuật phẫu thuật gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn cấy điện cực vào nhân sâu trong não: được thực hiện với khung định vị stereotaxy và người bệnh tỉnh táo trong lúc mổ

Giai đoạn đặt máy kích thích: thực hiện dưới gây mê toàn thể

3. Kết quả:

Từ 4/2012 đến 12/2022, chúng tôi thực hiện 70 trường hợp DBS, trong đó có 67 ca bệnh Parkinson. 67 trường hợp bệnh Parkinson gồm 27  nữ (40,3 %) và 40 nam (59,7 %) với tuổi trung bình  60,4 ± 8,3 tuổi (40-76 tuổi). Sau phẫu thuật, người bệnh cải thiện mức độ nặng của bệnh được đánh giá theo thang điểm UPDRS-III  OFF và ON tương ứng 39,5% và 21,1%; giảm liều thuốc levodopa 50,8% so với trước mổ; cải thiện các biến chứng loạn động và dao động vận động và đạt mức độ hài lòng tốt từ người bệnh. Không có tử vong và biến chứng nghiêm trọng liên quan tới phẫu thuật, 36,2% BN có ít nhất 1 vấn đề bất lợi nhưng hầu hết đều hồi phục.

4. Hướng phát triển và mở rộng mạng lưới

Mở rộng áp dụng DBS trong một số bệnh lý khác: lọan trương lực, run vô căn, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ, …

DBS đã được ứng dụng để điều trị bệnh Parkinson kháng trị từ khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Ngoài ra, bệnh viện cũng đã tiến hành mở rộng chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện Việt Đức, Quân Y 103

KẾT LUẬN

DBS điều trị bệnh Parkinson giai đoạn tiến triển mang lại hiệu quả rõ ràng trong việc kiểm soát các triệu chứng và giảm liều thuốc. DBS có độ an toàn cao với hầu hết các biến chứng và tác dụng phụ đều hồi phục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Welter M. L., Schüpbach M., Czernecki V., et al. (2014), "Optimal target localization for subthalamic stimulation in patients with Parkinson disease", Neurology. 82 (15), pp. 1352-1361.

2. Vitek J. L., Jain R., Chen L., et al. (2020), "Subthalamic nucleus deep brain stimulation with a multiple independent constant current-controlled device in Parkinson's disease (INTREPID): a multicentre, double-blind, randomised, sham-controlled study", The Lancet. Neurology. 19 (6), pp. 491-501.

3. Okun M. S., Gallo B. V., Mandybur G., et al. (2012), "Subthalamic deep brain stimulation with a constant-current device in Parkinson's disease: an open-label randomised controlled trial", The Lancet. Neurology. 11 (2), pp. 140-149.

4. Williams A., Gill S., Varma T., et al. (2010), "Deep brain stimulation plus best medical therapy versus best medical therapy alone for advanced Parkinson's disease (PD SURG trial): a randomised, open-label trial", The Lancet. Neurology. 9 (6), pp. 581-591.

5. Weaver F. M., Follett K., Stern M., et al. (2009), "Bilateral deep brain stimulation vs best medical therapy for patients with advanced Parkinson disease: a randomized controlled trial", Jama. 301 (1), pp. 63-73.

6. Deuschl G., Schade-Brittinger C., Krack P., et al. (2006), "A randomized trial of deep-brain stimulation for Parkinson's disease", N Engl J Med. 355 (9), pp. 896-908.

7. Follett K. A., Weaver F. M., Stern M., et al. (2010), "Pallidal versus Subthalamic Deep-Brain Stimulation for Parkinson's Disease". 362 (22), pp. 2077-2091.

8. Odekerken V. J., van Laar T., Staal M. J., et al. (2013), "Subthalamic nucleus versus globus pallidus bilateral deep brain stimulation for advanced Parkinson's disease (NSTAPS study): a randomised controlled trial", The Lancet. Neurology. 12 (1), pp. 37-44.

9. Vizcarra J. A., Situ-Kcomt M., Artusi C. A., et al. (2019), "Subthalamic deep brain stimulation and levodopa in Parkinson's disease: a meta-analysis of combined effects", J Neurol. 266 (2), pp. 289-297.

10. Kleiner-Fisman G., Herzog J., Fisman D. N., et al. (2006), "Subthalamic nucleus deep brain stimulation: summary and meta-analysis of outcomes", Mov Disord. 21 Suppl 14, pp. S290-304.

11. Weaver F. M., Follett K. A., Stern M., et al. (2012), "Randomized trial of deep brain stimulation for Parkinson disease: thirty-six-month outcomes", Neurology. 79 (1), pp. 55-65.

12. Winn H. R. (2016), "Subthalamic Deep Brain Stimulation for Parkinson’s Disease", Youmans and Winn Neurological Surgery, 7th ed, Elsevier Health Sciences, chapter 89, pp. 619-626.

13. DeLong M. R., Huang K. T., Gallis J., et al. (2014), "Effect of advancing age on outcomes of deep brain stimulation for Parkinson disease", JAMA Neurol. 71 (10), pp. 1290-1295.

14. Pahwa R., Factor S. A., Lyons K. E., et al. (2006), "Practice Parameter: treatment of Parkinson disease with motor fluctuations and dyskinesia (an evidence-based review): report of the Quality Standards Subcommittee of the American Academy of Neurology", Neurology. 66 (7), pp. 983-995.

 

 

return to top