TUYỆT LẠP BẠCH CẦU DO THUỐC KHÁNG GIÁP TỔNG HỢP: KHI NÀO DÙNG GRANULOCYTE-COLONY STIMULATING FACTOR (G-CSF)

Nội dung

Tác giả: BS. Huỳnh Thị Thanh Thanh1, TS.BS Trần Quang Khánh1,2

1Bộ môn Nội tiết, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

2Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

TÓM TẮT

Giảm bạch cầu hạt do thuốc kháng giáp tổng hợp là một biến chứng hiếm gặp (0.2 - 0.5%) nhưng nguy hiểm. Cơ chế không rõ, giả thuyết có thể do tác động trực tiếp hoặc qua trung gian miễn dịch. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nữ 47 tuổi, vào viện vì sốt cao kèm đau họng.  Tiền căn cường giáp đang điều trị thuốc kháng giáp tổng hợp. Bệnh nhân được chẩn đoán tuyệt lạp bạch cầu do thuốc kháng giáp và được điều trị với granylocyte-colony stimulating factor (G-CSF).

KẾT LUẬN

Giảm bạch cầu hạt do thuốc kháng giáp là một tác dụng phụ nghiêm trọng cần phải lưu ý khi kê đơn thuốc kháng giáp tổng hợp. Bệnh nhân cần được giáo dục nhận biết sớm các dấu hiệu gợi ý thường gặp như sốt và đau họng để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi xảy ra giảm bạch cầu hạt do thuốc kháng giáp, điều quan trọng đầu tiên là cần ngưng ngay thuốc kháng giáp tổng hợp. Các điều trị tiếp theo bao gồm, cho bệnh nhân nằm phòng cách ly, điều trị kháng sinh phổ rộng, theo dõi sát công thức máu và chỉ định G-CSF khi cần.

TÀI LIỆU THAM  KHẢO

1. Sundaresh V, Brito JP, Wang Z, et al. Comparative effectiveness of therapies for Graves' hyperthyroidism: a systematic review and network meta-analysis. The Journal of clinical endocrinology and metabolism. Sep 2013;98(9):3671-7. doi:10.1210/jc.2013-1954

2. Kampmann JP, Hansen JM. Clinical pharmacokinetics of antithyroid drugs. Clinical pharmacokinetics. Nov-Dec 1981;6(6):401-28. doi:10.2165/00003088-198106060-00001

3. Skellern GG, Knight BI, Low CK, Alexander WD, McLarty DG, Kalk WJ. The pharmacokinetics of methimazole after oral administration of carbimazole and methimazole, in hyperthyroid patients. British journal of clinical pharmacology. Feb 1980;9(2):137-43. doi:10.1111/j.1365-2125.1980.tb05823.x

4. Bartels EC, Sjogren RW. 1-Methyl-2-mercaptoimidazole: a new active antithyroid agent. The Journal of clinical endocrinology and metabolism. Oct 1951;11(10):1057-62. doi:10.1210/jcem-11-10-1057

5. Vicente N, Cardoso L, Barros L, Carrilho F. Antithyroid Drug-Induced Agranulocytosis: State of the Art on Diagnosis and Management. Drugs in R&D. Mar 2017;17(1):91-96. doi:10.1007/s40268-017-0172-1

6. Yang J, Zhong J, Xiao XH, et al. The relationship between bone marrow characteristics and the clinical prognosis of antithyroid drug-induced agranulocytosis. Endocrine journal. 2013;60(2):185-9. doi:10.1507/endocrj.ej12-0332

7. Andersohn F, Konzen C, Garbe E. Systematic review: agranulocytosis induced by nonchemotherapy drugs. Annals of internal medicine. May 1 2007;146(9):657-65. doi:10.7326/0003-4819-146-9-200705010-00009

8. Andrès E, Kurtz JE, Perrin AE, Dufour P, Schlienger JL, Maloisel F. Haematopoietic growth factor in antithyroid-drug-induced agranulocytosis. QJM : monthly journal of the Association of Physicians. Aug 2001;94(8):423-8. doi:10.1093/qjmed/94.8.423

9. Tajiri J, Noguchi S. Antithyroid drug-induced agranulocytosis: how has granulocyte colony-stimulating factor changed therapy? Thyroid : official journal of the American Thyroid Association. Mar 2005;15(3):292-7. doi:10.1089/thy.2005.15.292

10. Fukata S, Kuma K, Sugawara M. Granulocyte colony-stimulating factor (G-CSF) does not improve recovery from antithyroid drug-induced agranulocytosis: a prospective study. Thyroid : official journal of the American Thyroid Association. Jan 1999;9(1):29-31. doi:10.1089/thy.1999.9.29

11. Yang J, Zhu YJ, Zhong JJ, et al. Characteristics of Antithyroid Drug-Induced Agranulocytosis in Patients with Hyperthyroidism: A Retrospective Analysis of 114 Cases in a Single Institution in China Involving 9690 Patients Referred for Radioiodine Treatment Over 15 Years. Thyroid : official journal of the American Thyroid Association. May 2016;26(5):627-33. doi:10.1089/thy.2015.0439

12. Andrès E, Maloisel F. Granulocyte-Colony Stimulating Factor (G-CSF) Therapy in Antithyroid Drug-induced Agranulocytosis. Endocrine journal. Jun 2005;52(3):383. doi:10.1507/endocrj.52.383

13. Tajiri J, Noguchi S, Okamura S, et al. Granulocyte colony-stimulating factor treatment of antithyroid drug-induced granulocytopenia. Archives of internal medicine. Feb 22 1993;153(4):509-14.

return to top