BỆNH BASEDOW
ĐẠI CƯƠNG
Bệnh Basedow còn có nhiều tên gọi khác nhu : Bệnh Graves , Bệnh bướu giáp lan toả nhiễm độc.
Là một bệnh nội tiết nặng và khá phổ biến , có biểu hiện bệnh lý nổi bất là Bướu giáp to và lan toả ,đồng thời tiết quá nhiều hocmon giáp trạng gây nhiễm độc cơ thể.
NGUYÊN NHÂN
Các chấn thương tâm lý.
Nhiễm trùng.
Yếu tố di truyền, thể trạng.
Một số các yếu tố khác như dùng quá nhiều iot , không rõ nguyên nhân.
BỆNH SINH
Thuyết rối loạn điều chỉnh của trục.
Dưới đồi – tuyến yên –tuyến giáp.
Thuyết rối loạn tự miễn dịch : phát hiện được nhiều tự kháng thể kháng tuyến giáp có tác dụng kích thích tuyến giáp to ra và cường chức năng.
TRIỆU CHỨNG
Lâm sàng :
Bướu giáp to , thường to lan cả hai thuỳ.
Mắt lồi.
Mạch nhanh thường xuyên.
Ăn uống nhiều vẫn gầy sút nhanh.
Run tay chân , thay đổi tính tình.
Cận lâm sàng
Điện tim : nhịp xoang nhanh, có thể thiếu máu cơ tim, rung nhĩ…
Chuyển hoá cơ bản tăng cao ( bình thường +10%,-10%).
Độ tập trung 131_I phóng xạ tại tuyến giáp tăng cao.
Nồng độ T3,T4,FT3máu tăng và TSH giảm ( bình thường T3 = 1-3 nmol/L,T4=60-150nmol/L, FT3=3,5-6,5pmol/L,TSH=0,3-5,5mIU/L).
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định : dựa vào
Bướu giáp to lan toả.
Hội chứng nhiễm độc giáp.
Hội chứng rối loạn điều chỉnh của trục dưới đồi – tuyến yên –tuyến giáp.
Chẩn đoán phân biệt :
Bướu giáp đơn thuần.
Bệnh U độc tuyến giáp ( bệnh Plummer).
Suy nhược thần kinh.
ĐIỀU TRỊ
Nội khoa:
Thuốc kháng giáp tổng hợp ( MTU,PTU,Mercazolin …).
Thuốc an thần , trấn tĩnh ( Seduxen, Tranxen …).
Cocticoit.
Thời Gian điều trị 1,5-2 năm . Kết quả khỏi khoảng 50%.
Iod phóng xạ:
Uống Iot phóng xạ ( 3-15mC) , chất này sẽ tập trung ở tuyến giáp và phá huỷ dần dần nhu mô tuyến.
Tỷ lệ nhược giáp sau điều trị cao, nên chỉ dùng cho các bệnh nhân đã cao tuổi và toàn trạng nặng.
Ngoại khoa:
Chỉ định:
Điều trị nội khoa không ổn định hoặc không khỏi.
Bướu giáp quá to gây chèn ép và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Không điều trị nội khoa đầy đủ được do bị dị ứng với các thuốc kháng giáp.
Kỹ thuật mổ:
Cắt gần hoàn toàn tuyến giáp, để lại khoảng 6-15 gam nhu mô tuyến.
Các biến chứng sau mổ:
Chảy máu vết mổ.
Nói khàn hay mất tiếng do tổn thương dây thần kinh quặt ngược.
Tetani do tổn thương các tuyến cận giáp.
Cơn cường giáp kịch phát sau mổ.
Suy hô hấp sau mổ.
Cường giáp tái phát
Nhược giáp sau mổ.
BỆNH BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
ĐẠI CƯƠNG
Là bệnh mà tình trạng bệnh lý nổi bật là Tuyến giáp to ra về kích thước toàn bộ hay một phần mà nguyên nhân không phải do nhiễm trùng hay u, chức năng tuyến giáp vẫn bình thường.
BỆNH CĂN, BỆNH SINH
Do thiếu Iot cho nhu cầu của cơ thể :
Thiếu Iot từ nguồn thực phẩm , nước uống , không khí … dẫn đến Bướu giáp địa phương.
Suy giảm khả năng hấp thụ và chuyển háo Iot của cơ thể do dùng các chất gây ức chế hấp thu Iot, nhiễm trùng đường ruột, đIều kiện vệ sinh kém ….
Do rối loạn tự miễn dịch :
Phát hiện thấy nhìêu tự kháng thể có tác dụng làm tuyến giáp to ra về kích thước trong máu bệnh nhân bướu giáp đơn thuần.
TRIỆU CHỨNG
Lâm sàng:
Bướu giáp to, chú ý xác định.
Thể bướu: lan toả, nhiễm độc, nhân.
Độ lớn : I, II, III, IV, V.
Các triệu chứng chèn ép :
Khí quản: khó thở , tiếng thở rít …
Thực quản: Khó nuốt , nuốt vướng
Mạch máu: Giãn tĩnh mạch cổ nông, đau đầu hoặc ù tai một bên do chèn vào bó mạch cảnh
Cận lâm sàng.
Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp đầu ở giới hạn bình thường.
Các thăm khám hình thái tuyến giáp ( X.quang, Siêu âm, Chụp xạ hình …) xác định bướu giáp: vị trí, kích thước, khối lượng, liên quan giải phẫu….
Các xét nghiệm tế bào học và mô học : chọc sinh thiết , mổ sinh thiết.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định:
Bướu giáp to.
Chức năng tuyến giáp bình thường.
Chẩn đoán phân biệt.
Với các bệnh của tuyến giáp: Basedow, Ung thư tuyến giáp , Viêm tuyến giáp …
Với các bệnh khác ở vùng cổ: Nang giáp móng , Hạch bạch huyết to …
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Nội khoa:
Tiến hành : Thyreoidin 50-100mg/ngày , mỗi tháng dùng 20 ngày và liên tục trong 6-12 tháng . Phải chú ý theo dõi chặt chẽ liều lượng cho từng bệnh nhân
Kết quả : đối với các bướu cổ lan toả mới bị thì tỉ lệ khỏi có thể đạt 60%. Các bướu cổ thể nhân hay hổn hợp , bị đã lâu năm thì điều trị nội ít kết quả
Ngoại khoa
Chỉ định mổ :
Theo hình thái bướu : bướu thể nhân va 2 hổn hợp có chỉ định mổ sớm , bứơu lan toả có chỉ định mổ tương đối
Theo biến chứng : bướu cổ đã có biến chứng ( gây chèn ép hoặc các biến chứng tại bướu ) nên chỉ định mổ sớm
Phương pháp mổ :
Cắt nhân cùng một phần tổ chức lành : khi có bướu thể nhân
Cắt một thuỳ tuyến giáp : khi bướu to chiếm hết cả một thuỳ
Cắt gần hoàn toàn tuyến giáp ( để lại ít nhất 20 – 30g nhu mô tuyến lành)khi là bướu hỗn hợp hay lan toả.
Các biến chứng sau mổ :
Chảy máu vết mổ
Nói khàn hoặc mất tiếng do tổn thương dây thần kinh quặt ngược
Tetani : do tổn thương các tuyến cận giáp
Suy hô hấp sau mổ
Nhiễm trùng vết mổ
Nhược giáp sau mổ
Tái phát bướu sau mổ.
UNG THƯ TUYẾN GIÁP
ĐẠI CƯƠNG
Ung thư tuyến giáp nhìn chung là loại Ung thư tiến triển chậm ( Ung thư thể nhú có thể sống được 15-20 năm ). Ở Việt Nam Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 2% tổng số các loại ung thư.
MÔ BỆNH HỌC
Có thể chia ung thư tuyến giáp ra các loại sau :
Thể nhú : chiếm khoảng 70% các ung thư tuyến giáp , tiên lượng tốt nhất.
Thể nang.
Thể hổn hợp nang- nhú.
Thể Ung thư tế bào Hurthle.
Thể tuỷ.
Thể không biệt hóa : chiếm khoảng 15% các ung thư tuyến giáp , tiên lượng kém.
Ung thư các loại tế bào khác trong tuyến giáp.
TRIỆU CHỨNG CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
U tuyến giáp : thường dưới dạng một bướu giáp độc , mật độ chắc hoặc rắn , mặt U gồ ghề , xâm nhiễm mạnh tổ chức xung quanh nên di động kém , sớm có cảm giác khó nuốt , nói khàn …
Hạch vùng cổ : thường to ra , khó nuốt.
Cận lâm sàng
Chụp xạ hình tuyến giáp : Ung thư tuyến giáp thường có hình “nhân lạnh “
Sinh thiết khối U và Hạch : có thể chọc hút hoặc mổ sinh thiết để chẩn đoán tế bào học, giúp xác định chẩn đoán.
Chụp X.quang vùng cổ , ngực , cột sống … để xác định mức độ chèn đẩy các cơ quan vùng cổ của khối u, hình di căn ( nếu có ) vào xương , trung thất …
ĐIỀU TRỊ
Phải chỉ định mổ càng sớm càng tốt , cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp kèm lấy hết hạch cổ.
Sau mổ cần đIều trị bổ sung :
Dùng Iot phóng xạ để diệt nốt tổ chức tuyến giáp còn sót lại.
Chiếu xạ ngoài vùng cổ.
Dùng Thyroxin điều trị thay thế chức năng tuyến giáp đã bị cắt bỏ.
VIÊM TUYẾN GIÁP KHÔNG ĐẶC HIỆU
BỆNH VIÊM TUYẾN GIÁP BÁN CẤP DE QUERVAIN
Bệnh này còn có tên là Viêm tuyến giáp tế bào khổng lồ . Nguyên nhân chưa rõ tuy nhiều người cho đó là do Virut.
Triệu chứng : Tuyến giáp to ra toàn bộ hay một thuỳ , mật độ rắn chắc và rất đau ( nhất là khi nuốt ). Bệnh nhân có thể có sốt . Bệnh diễn biến có thể trong vài tuần đến vài tháng nhưng không bao giờ thành Apxe.
Điều trị : Dùng Cocticoit cho kết quả rất nhanh chóng . Đôi khi còn lại một nhân mới có chỉ định cắt bỏ nhân.
BỆNH VIÊM TUYẾN GIÁP HASHIMOTO
Bệnh này còn gọi là bệnh Viêm tuyến giáp tự miễn dịch hay Viêm tuyến giáp mãn tính Lympho bào
Triệu chứng : Tuyến giáp to ra hai thuỳ nhưng đôi khi nổi lên một vài nhân, mật độ cắc , không đau , không dính vào tổ chức xung quanh. Bệnh diễn biến từ từ trong nhiều tháng dẫn tới nhược giáp
Điều trị : chủ yếu là Cocticoit Và Thyreoidin để chống nhược pháp . Khi bướu gây chèn ép thì có chỉ định mổ cắt eo tuyến để giải phóng chèn ép.
BỆNH VIÊM TUYẾN GIÁP MÃN TÍNH RIEDEL
Bệnh này còn được gọi là bệnh viêm tuyến giáp cứng như gỗ hay Viêm xơ tuyến giáp mãn tính
Triệu chứng : Tuyến giáp có thể to ra hai thuỳ mật độ cứng “ như gỗ “ , không đau , dính chặt vào các tổ chức xung quanh nên thườnggây khó thở , khó nuốt , nói khàn
Điều trị : chủ yếu cũng là Cocticoit và Thyreoidin nhưng ít kết quả . Khi có triệu chứng khó thở , khó nuốt … thì có thể chỉ định mổ cắt bỏ eo tuyến giáp để giải phóng chèn ép.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh