✴️ Lý giải nguyên nhân sỏi thận gây đau đớn cho người bệnh

Nội dung

Vì sao sỏi thận gây nhiều đau đớn cho người bệnh

Sỏi cản trở đường tiết niệu gây tắc nghẽn, hoặc sỏi cọ xát làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu... là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau vùng lưng, hông (ảnh minh họa)

Sỏi cản trở đường tiết niệu gây tắc nghẽn, hoặc sỏi cọ xát làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu… là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau vùng lưng, hông (ảnh minh họa)

Do sỏi cản trở đường dẫn nước tiểu

Sỏi thận gây đau là do viên sỏi cản trở đường dẫn nước tiểu. Mặc dù ống thận không có các dây thần kinh cảm giác đau nhưng ở các mô xung quanh lại có. Khi sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, khiến ống thận phồng ra, chèn ép lên các mô xung quanh và kích hoạt dây cảm giác đau truyền tín hiệu.

Do sỏi gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu

Khi viên sỏi cọ sát vào niêm mạc ống thận (đặc biệt là những viên sỏi có xù xì, sắc nhọn…), làm tổn thương, gây viêm thì sẽ gây nhiều đau đớn đau đớn cho người bệnh, và có thể kèm theo sốt, ớn lạnh.

Không chỉ gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh, mà sỏi thận còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác như ứ nước, ứ mủ ở thận, suy thận và thậm chí phải chạy thận, ghép thận để duy trì sự sống.

Cách xử trí những cơn đau do sỏi thận

Để giảm bớt cơn đau, người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ, chườm ấm lên vị trí đau và nhanh chóng đến bệnh viện để loại bỏ sỏi

Để giảm bớt cơn đau, người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ, chườm ấm lên vị trí đau và nhanh chóng đến bệnh viện để loại bỏ sỏi

Để giảm bớt những cơn đau do sỏi thận, sỏi tiết niệu, người bệnh nên nghỉ ngơi tại chỗ, chườm ấm lên vị trí cơn đau hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ…

Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ mang tính chất tạm thời, để xử lý triệt để cơn đau người bệnh cần loại bỏ sỏi khỏi thận càng sớm càng tốt. Hơn nữa, hiện nay với những đột phá trong công nghệ điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu, người bệnh có thể sạch sỏi nhẹ nhàng, không cần mổ mở như:

Tán sỏi ngoài cơ thể

Đây là phương pháp giúp loại sạch thận <2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và <1,5cm bằng năng lượng sóng xung kích phát ra từ máy tán sỏi, hội tụ vào viên sỏi và “bắn phá”, tán sỏi thành những vụn nhỏ để sỏi có thể dễ dàng đào thải ra ngoài theo đường tiểu.

Tán sỏi ngoài cơ thể là đột phá công nghệ trị sỏi thận, sỏi tiết niệu giúp bệnh nhân không phải mổ nên không đau và có thể ra ngay sau khi tán sỏi.

Tán sỏi nội soi qua da

Là giải pháp thay thế mổ mở cho những bệnh nhân có sỏi to, sỏi thận >2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và >1,5cm. Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ tạo một vết trích nhỏ (0,5cm) vùng lưng, để tạo đường hầm cho ống nội soi đi vào vị trí có sỏi rồi bắn phá viên sỏi bằng năng lượng laser và hút sạch vụn sỏi ra ngoài.

Nhờ ít xâm lấn nên tán sỏi nội soi qua da giúp bệnh nhân ít đau, an toàn, hạn chế ảnh hưởng chức năng thận.

Tán sỏi nội soi ngược

Với sỏi niệu quản 1/3 trên, sỏi niệu quản 1/3 dưới, sỏi bàng quang <1cm và >1cm nhưng không thể thoát ra ngoài theo đường tiểu… thì tán sỏi nội soi ngược dòng là giải pháp tối ưu giúp người bệnh sạch sỏi mà không đau, không vết mổ và có thể ra viện sau 24h.

Đây là phương pháp sử dụng ống nội soi mềm đi vào vị trí có sỏi từ đường tự nhiên của cơ thể (đường tiểu) để tán vụn sỏi bằng năng lượng laser và bơm rửa lấy hết sỏi.

Sỏi ở những vị trí và kích thước khác nhau trong hệ tiết niệu thì có cách điều trị khác nhau, vì vậy người bệnh cần thăm khám kịp thời ngay khi nghi ngờ mắc sỏi để được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp và giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top