Tán sỏi nội soi ngược dòng (Retrograde Intrarenal Surgery – RIRS) là phương pháp sử dụng ống nội soi mềm hoặc cứng đưa ngược từ niệu đạo → bàng quang → niệu quản → thận, tiếp cận chính xác vị trí sỏi trong hệ tiết niệu. Sau đó, năng lượng laser (thường là Holmium:YAG laser) được sử dụng để phá vỡ viên sỏi thành mảnh nhỏ, sau đó các mảnh vỡ được hút hoặc rửa ra ngoài qua ống nội soi.
Ưu điểm chính: Không có vết mổ ngoài da, ít đau, thời gian phục hồi nhanh, thường xuất viện sau 24 giờ.
Thăm khám và đánh giá: Chụp CT scanner, siêu âm, X-quang hệ tiết niệu không chuẩn bị (KUB) để xác định vị trí, kích thước, mật độ sỏi.
Gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân, bệnh nhân nằm tư thế sản khoa.
Đưa ống nội soi niệu quản qua niệu đạo vào bàng quang → lên niệu quản → tiếp cận vị trí sỏi.
Dùng laser công suất cao (Holmium) để tán nhỏ sỏi.
Bơm rửa và hút sỏi vụn qua hệ thống ống nội soi.
Đặt ống sonde JJ (nếu cần) để đảm bảo lưu thông nước tiểu và hạn chế phù nề niệu quản.
Rút sonde JJ sau 3–5 ngày, tùy tình trạng từng bệnh nhân.
Không có vết mổ, không để lại sẹo.
Ít đau, ít chảy máu, phục hồi nhanh.
Thời gian phẫu thuật ngắn (30–60 phút).
Xuất viện sau 24 giờ, có thể ăn nhẹ sau 3–6 giờ.
Áp dụng hiệu quả với sỏi bàng quang và sỏi niệu quản 1/3 giữa và dưới.
Chống chỉ định ở bệnh nhân:
Hẹp niệu đạo, u xơ tuyến tiền liệt >50g
Nhiễm trùng tiết niệu chưa kiểm soát
Dị dạng đường tiết niệu (gập khúc, hẹp lỗ niệu quản)
Rối loạn đông máu chưa điều trị
Chức năng thận suy giảm nặng
Sỏi quá lớn hoặc quá rắn có thể cần chuyển sang phương pháp khác như tán sỏi qua da (PCNL) hoặc mổ mở.
Phụ thuộc nhiều vào tay nghề bác sĩ và trang thiết bị nội soi hiện đại.
Sỏi bàng quang mọi kích thước
Sỏi niệu quản 1/3 giữa và 1/3 dưới
Sỏi niệu quản nhỏ <1 cm không đáp ứng điều trị nội khoa hoặc tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL)
Hẹp niệu đạo, dị dạng đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu chưa kiểm soát
Bệnh lý toàn thân nặng (tim mạch, hô hấp không ổn định)
Rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông
U xơ tuyến tiền liệt lớn >50g gây cản trở nội soi
Nghỉ ngơi 6–8 giờ sau thủ thuật
Tránh vận động mạnh trong 3–5 ngày đầu
Dùng thuốc theo toa, đặc biệt là thuốc chống co thắt niệu quản và kháng sinh
Theo dõi nước tiểu (nếu có máu nhẹ là bình thường trong 24–48 giờ)
Rút sonde JJ đúng lịch hẹn
Uống đủ nước: 1,5–2,5 lít/ngày tùy thể trạng và điều kiện khí hậu
Tránh nhịn tiểu, tránh ngồi lâu ít vận động
Chế độ ăn nhạt, ít đạm, hạn chế oxalat (có trong rau bina, sô cô la, trà đậm, đậu)
Tăng cường rau xanh, trái cây tươi
Tái khám định kỳ 3–6 tháng để phát hiện sớm sỏi tái phát
Tránh lạm dụng thuốc bổ, thực phẩm chức năng, nước ngọt có gas, rượu bia
Uống nước rất quan trọng để phòng tránh tái phát sỏi tiết niệu
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là một kỹ thuật tiên tiến, ít xâm lấn, hiệu quả cao trong điều trị sỏi niệu quản và bàng quang. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp phù hợp cần được bác sĩ chuyên khoa tiết niệu đánh giá đầy đủ, kết hợp với các yếu tố cá nhân như cấu trúc giải phẫu, chức năng thận, bệnh lý kèm theo.
Việc khám sớm, điều trị đúng, tái khám định kỳ và thay đổi lối sống khoa học là chìa khóa quan trọng để điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp