Gãy xương khuỷu tay là tình trạng phần xương khuỷu tay bị nứt, rạn hoặc bị vỡ một phần hay toàn bộ với đường gãy và kiểu gãy khác nhau, xuất phát từ nhiều nguyên nhân gãy và lực tác động khi gãy khác nhau. Bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt của người bệnh.
Dấu hiệu gãy xương khuỷu tay
Khi bị gãy xương khuỷu tay, tuỳ vào mức độ nặng nhẹ mà bệnh nhân có biểu hiện đau đớn với các mức độ đau nặng nhẹ, các cơn đau nhói hoặc buốt khác nhau. Đặc biệt khi người bệnh bị gãy trực tiếp và gãy hở thì có các biểu hiện đau nhói và choáng váng do sốc hoặc mất máu. Đối với các trường hợp gãy xương khuỷu tay kín thì người bệnh thường có biểu hiện sưng và phù nề to hơn.
Thông thường đối với các trường hợp gãy hở thì có triệu chứng chảy máu và rách da, đối với các trường hợp gãy xương kín thì sự tụ máu dưới da khiến người bệnh có các biểu hiện thâm tím hoặc bầm thành từng vệt máu đen lớn tùy mức độ tổn thương các mạch máu.
Khi bị gãy xương khuỷu tay thì hầu như các cử động tại phần xương và khớp khuỷu tay của ngươì bệnh bị hạn chế tới mức tối đa. Đối với các trường hợp nhẹ thì giảm hoạt động do đau còn các trường hợp nặng thì không thể vận động hay cử động. Thông thường khi bị gãy xương khuỷu tay người bệnh còn có các biểu hiện tê hoặc mất cảm giác phần mu trên bàn tay và các ngón tay.
Với cả gãy có di lệch, gãy không có di lệch, gãy kín hoặc gãy hở thì người bệnh luôn có các biểu hiện biến dạng nhẹ đến nặng phần khuỷ tay mà mắt thường có thể nhìn thấy được.
Cũng tương tự các loại gãy xương khác, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của người bệnh sau khi tiến hành các phương pháp chuẩn đoán chuyên sâu thì sẽ bác sĩ tiến hành các phương pháp điều trị phù hợp. Hai phương pháp điều trị gãy xương khuỷu tay phổ biến gồm: điều trị bảo tồn không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh