Bệnh lao được định nghĩa là bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên. Bệnh lao hình thành khi vi trùng lao xâm nhập vào một cơ quan nào đó trong cơ thể và sinh sôi đồng thời cơ thể không thể chống lại vi trùng này.
Tất cả các bộ phận của cơ thể đều có thể mắc bệnh lao như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, loa màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch – tiết niệu, lao ruột, trong đó thường gặp nhất là bệnh lao phổi (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.
Nếu xét nghiệm soi đờm trực tiếp đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh lao phổi thấy có vi khuẩn lao thì người bệnh sẽ được chẩn đoán là lao phổi AFB (+) và ngược lại là lao phổi AFB (-).
Những số liệu về thực trạng bệnh lao phổi:
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân chính gây nên bệnh lao, khi vi khuẩn lao phát tán ra ngoài lúc người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hút vào và gây bệnh tại phổi sẽ làm lây lan bệnh.
Vi khuẩn lao đi từ phổi qua đường máu hay bạch huyết gây bệnh đến các tạng khác trong cơ thể.
Khả năng kháng lại cồn và axit của vi khuẩn lao rất cao, ở cùng một nồng độ vi khuẩn khác bị tiêu diệt nhưng vi khuẩn lao vẫn tồn tại.
Thời gian tồn tại của vi khuẩn lao trong đờm, rác ẩm và tối được nhiều tuần, chết ở nhiệt độ 1000C/5 phút và dưới ánh nắng mặt trời sẽ bị mất khả năng gây bệnh.
Bệnh lao phổi có những dấu hiệu điển hình gồm:
Các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra nhưng không được nêu ở trên. Cơ địa mỗi người khác nhau nên hãy đến gặp bác sĩ để được khám bệnh và tham khảo ý kiến.
Lao phổi có thể dễ dàng lây từ người sang người bằng đường hô hấp, không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền bệnh.
Nguồn bệnh được xác định là những người bệnh lao phổi, lao thanh quản, phế quản trong giai đoạn ho khạc ra vi khuẩn lao.
Vị trí của vi khuẩn lao nằm trong các hạt nước bọt li ti, hoặc trong các hạt bụi nhỏ có đường kính từ 1 đến 5 mm nên dễ dàng bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Vi khuẩn có thể đi từ phổi qua máu, bạch huyết và gây bệnh tại các tạng khác trong cơ thể như hạch bạch huyết, xương, gan, thận…
Trung bình cứ 1 người bị lao phổi sẽ lây cho 10 – 15 người khác khi ho khạc ra vi khuẩn, đặc biệt trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học…
Điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh là trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt.
Người bình thường có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi hoặc các chất thải chứa vi khuẩn lao. Ngoài ra khi sử dụng thực phẩm chứa vi khuẩn lao, ăn vật nuôi bị nhiễm lao đều có thể bị nhiễm lao.
Lưu ý:
Lao phổi có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi, là một bệnh rất thường gặp.
Nguy cơ mắc lao phổi sẽ tăng lên nếu có các yếu tố bao gồm:
Có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh sau để phòng ngừa sự lây lan của bệnh lao phổi:
Bác sĩ sẽ nắm bắt tình hình bệnh nhân bằng cách khai thác các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi về đêm, chán ăn, mệt mỏi, sút cân đồng thời khám phổi và khám toàn thân.
Tiếp đến bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm nhất định như:
Xác định bệnh bằng chẩn đoán: Phải có ít nhất 1 mẫu có AFB (+) và hình ảnh X quang nghi lao hoặc khi có 2 mẫu đờm (+)
Để ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn của bệnh và tránh các tình huống trở nặng cần cấp cứu thì cần chẩn đoán và điều trị sớm, do đó hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh những trường hợp bệnh lao phổi nặng.
Người bệnh lao phổi sẽ gặp phải một số biến chứng sau nếu không được điều trị kịp thời:
Dùng thuốc trị lao là phương pháp điều trị phổ biến nhất.
Khi điều trị đúng phương pháp và đúng thuốc thì hấu hết các trường hợp lao phổi đều có thể chữa khỏi được. Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ phân ra các phác đồ điều trị lao khác nhau. Các yếu tố quyết định việc sử dụng loại thuốc nào và điều trị trong bao lâu:
Theo Chương trình Chống lao Quốc gia, phác đồ điều trị cho người mắc bệnh lao phổi lần đầu tiên:
Lưu ý khi điều trị thuốc kháng lao:
Xem thêm: Khi nào cần xét nghiệm bệnh lao
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh