✴️ Khi nào nên đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao?

Nội dung

1. Bệnh lao là gì?

Bệnh lao không còn quá xa lạ đối với chúng ta, căn bệnh này được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm thông qua đường hô hấp. Trong đó, tác nhân chính gây bệnh là một loại vi khuẩn có tên gọi quốc tế là Mycobacterium tuberculosis. Sau khi tấn công vào cơ thể người bệnh, chúng sẽ đi vào các cơ quan, hủy hoại các tế bào cần thiết.

Trên thực tế, bệnh lao có khá nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên, đa số mọi người chỉ biết tới lao phổi. Bởi vì tỷ lệ người mắc bệnh này chiếm phần đông. Ngoài ra, khi tìm hiểu về lao, chúng ta không thể bỏ qua tình trạng lao bạch huyết, lao hệ tuần hoàn hoặc lao màng não. Các dạng bệnh hiếm gặp hơn, số người mắc bệnh thấp.

Giống như nhiều căn bệnh khác, lao thường phát triển qua hai giai đoạn chính, đó là thời gian ủ bệnh và phát bệnh. Trong thời gian ủ bệnh, vi khuẩn mới tấn công vào cơ thể, chúng chưa gây ra những triệu chứng rõ rệt. Chính vì thế, bệnh nhân khó có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Bước sang giai đoạn hai, triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện rõ rệt. Nguyên nhân là do vi khuẩn lao đã khiến cho hệ miễn dịch suy yếu. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, mọi người nên chủ động đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao ngay nhé!

2. Khi nào bạn nên đi xét nghiệm chẩn đoán lao 

Không thể phủ nhận rằng bệnh lao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu họ không điều trị, kiểm soát tốt.

Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh kịp thời, khi nào chúng ta nên đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao? Mọi người hãy tham khảo một số dấu hiệu, triệu chứng điển hình sau đây và đi kiểm tra sớm nhé!

Như đã phân tích ở trên, lao là căn bệnh truyền nhiễm hô hấp khá nghiêm trọng. Nếu bạn đã từng tiếp xúc, chăm sóc cho người mắc bệnh, hãy đi xét nghiệm, kiểm tra càng sớm càng tốt. Đây là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lao tương đối cao.

Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh lao có thể dễ dàng tấn công vào cơ thể của người có hệ miễn dịch kém. Chính vì thế, bệnh nhân mắc HIV, bệnh viêm gan B, viêm gan C cần cẩn trọng. Nếu chẳng may tiếp xúc với người bệnh lao, họ có thể lây cực kỳ nhanh chóng.

Người đã từng dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh lao cũng nên đi xét nghiệm, kiểm tra nhanh chóng. Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis có khả năng truyền bệnh thông qua con đường này cực nhanh.

Nếu đang thuộc nhóm đối tượng kể trên, mọi người không nên chủ quan mà hãy theo dõi sức khỏe bản thân, chủ động đi xét nghiệm kiểm tra ngay từ sớm.

Khi nào bạn nên đi xét nghiệm chẩn đoán lao

3. Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao thường dùng

Một vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm đó là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao nào thường được áp dụng? Với sự phát triển của y học, rất nhiều phương pháp hiện đại ra đời nhằm phát hiện kịp thời bệnh lao phổi.

3.1. Phương pháp xét nghiệm PPD

Phương pháp PPD hay còn được gọi là phương pháp xét nghiệm phản ứng lao tố. Đối với hình thức xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm protein của vi khuẩn gây bệnh lao vào vùng cánh tay và đo kích thước vùng da bị sưng do tiêm.

Đối với bệnh nhân có vết sưng nhỏ hơn 5mm, không có dấu hiệu đỏ hoặc cứng, họ được coi là có kết quả âm tính với vi khuẩn lao. Ngược lại, những người sở hữu vết sưng cứng, đỏ và kích thước lớn có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao. Dựa vào kích thước, đặc điểm vết sưng, các bác sĩ sẽ đánh giá, tiên lượng nguy nhiễm lao của từng người.

Khi áp dụng phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao kể trên, mọi người cố gắng giữ vệ sinh cho vùng da được tiêm, không băng kín hoặc gãi vào vết tiêm này nhé!

3.2. Phương pháp xét nghiệm PCR

Đây là phương pháp khuếch đại nhanh bản sao các đoạn DNA nhưng không cần tạo dòng. Xét nghiệm PCR được đánh giá khá cao trong việc phát hiện bệnh lao trong cơ thể mỗi người.

Khi áp dụng phương pháp kể trên, các bác sĩ có thể lấy bệnh phẩm, ví dụ như: dịch phổi, máu hoặc dịch đờm của người nghi nhiễm bệnh. Quy trình thực hiện tương đối phức tạp, các loại máy móc, thiết bị đòi hỏi hiện đại. Song, hình thức xét nghiệm PCR khá hiệu quả, bác sĩ có thể phát hiện được sự tồn tại của vi sinh vật mà kết quả xét nghiệm lâm sàng còn chưa chỉ ra được. 

Với những ưu điểm kể trên, phương pháp PCR xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao được áp dụng rộng rãi.

Ngoài 2 phương pháp trên, xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao phổi còn có chụp X-quang phổi, xét nghiệm nhuộm soi, ELISA, sinh học phân tử: PCR lao, MTBC/NTM Real Time PCR, MTB TRC Ready, TM (Nontuberculous Mycobacteria) định danh LPA, nuôi cấy, giải phẫu bệnh (sinh thiết) và một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán khác,…

Xem tiếp: Vai trò của xét nghiệm XPERT trong chẩn đoán bệnh lao

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top