✴️ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bệnh gia tăng dần

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng viêm và tắc nghẽn đường thở lâu ngày, không hồi phục hoàn toàn. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, trên 45 tuổi. Tình trạng bệnh gia tăng dần theo thời gian, không thể điều trị khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

 

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi tắc nghẽn mạn tính điển hình như:

Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc

Thường xuyên hít phải không khí bị ô nhiễm: bụi đường, khói than, khói công nghiệp, đốt lò gạch…

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra như khói thuốc lá, thường xuyên hít phải không khí ô nhiễm

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra như khói thuốc lá, thường xuyên hít phải không khí ô nhiễm

 

Còn các nhóm nguyên nhân ít gặp hơn như: do di truyền chiếm <1%. Ở người già do sức đề kháng và chức năng hô hấp giảm sút nên dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn.

Hiện nay, số lượng người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên thế giới ngày càng gia tăng. Ở châu Á, tỉ lệ mắc bệnh trung bình là 6,3%, Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất khu vực lên tới 6,7%.

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính biểu hiện thế nào?

Triệu chứng đầu tiên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là ho khạc đờm kéo dài vào buổi sáng. Tiếp theo đó là khó thở khi gắng sức.

Triệu chứng toàn thân dần dần xuất hiện khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng hơn:

Gầy sút, sụt cân, suy kiệt chủ yếu do mất đi khối nạc trong cơ thể.

Teo các cơ xương do hiện tượng tự tiêu hủy tế bào và do cơ bất động, càng góp phần làm nặng thêm tình trạng khó thở của bệnh nhân.

Loãng xương do quá trình viêm toàn thân, do sử dụng corticoid kéo dài.

Trầm cảm.

Tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.

Chẩn đoán xác định bệnh thường dựa vào các triệu chứng: bệnh nhân trên 40 tuổi, thường là nam giới, tiền sử có hút thuốc lâu năm; Ho và khạc đờm, khó thở trên 2 năm; Tiền sử hay có đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính; Chụp X-quang phổi: có thể có hội chứng phế quản, khí phế thũng; Đo thông khí phổi: tắc nghẽn lưu lượng thở không hồi phục.

Tiền sử hay có đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính; Chụp X-quang phổi: có thể có hội chứng phế quản, khí phế thũng; Đo thông khí phổi: tắc nghẽn lưu lượng thở không hồi phục.

 

Biến chứng của bệnh

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nặng nề tại phổi và ngoài phổi như:

Tràn dịch màng phổi.

Tăng áp lực động mạch phổi.

Suy tim phải.

Loạn nhịp tim.

Đa hồng cầu.

Biến chứng thần kinh.

Một số biến chứng khác có thể gặp là tình trạng tăng nồng độ men chuyển angiotensin trong máu, ho nhiều, suy kiệt, rối loạn nước điện giải. Các biến chứng này luôn góp phần làm xấu thêm tình trạng bệnh lý tắc nghẽn sẵn có.

Trong quá trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh cần bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Trong quá trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh cần bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh

 

Trong quá trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh cần bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ (khói bụi, khói bếp, khói nhang, khí than, mùi hóa chất, lông súc vật…).

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hết sức chú ý tới chế độ ăn. Cần chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày (4-6 bữa), nên ăn chậm, nhai kĩ, tránh dùng đồ ăn thức uống có gas hoặc gây đầy hơi.

Về tập luyện, người bệnh cần chọn lựa các môn thể thao phù hợp với sức khỏe và điều kiện của mình như: đi bộ, đi xe đạp, tập khí công, dưỡng sinh.

Hạn chế ra ngoài khi trời lạnh và cần phải mặc ấm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top