✴️ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Hiểu lầm và sự thật

Nội dung

1. Chỉ cần thực hiện một xét nghiệm là có thể chẩn đoán được bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Đúng. Đo phế dung phổi là một xét nghiệm đơn giản thường được sử dụng trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Xét nghiệm này có thể phát hiện được các vấn đề ngay cả trước khi triệu chứng bắt đầu xấu dần đi. Người bệnh được yêu cầu thở vào một máy được gọi là phế dung kế để đo sức chứa phổi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây khó thở và khiến trái tim phải làm việc nhiều hơn. Những đối tượng sau có nguy cơ cao phát triển bệnh:

  • Trên 40 tuổi, hiện đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc
  • Tiếp xúc lâu dài với hóa chất, khói, bụi…
  • Hít nhiều khói thuốc lá
  • Mắc một bệnh di truyền được gọi là thiếu alpha-1 antitrypsin

 

2. Tại sao không thể chẩn đoán sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
A: Vì các triệu chứng tiến triển rất chậm
B: Nhiều người nghĩ rằng các triệu chứng của bệnh là do ho
C: Nhiều người nghĩ rằng các triệu chứng của bệnh là một phần của quá trình lão hóa
D: Tất cả những nguyên nhân nêu trên
Câu trả lời đúng là D. Việc chẩn đoán sớm bệnh gặp nhiều khó khăn vì đa phần các triệu chứng của phổi tắc nghẽn mạn tính tiến triển rất chậm, không rõ ràng. Nhiều trường hợp lầm tưởng các triệu chứng là do ho hoặc chỉ là vấn đề thường gặp khi già đi.

 

3. Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Đúng. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của bệnh. Hầu hết người bệnh đều đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc. Tuy nhiên cũng có những trường hợp hút thuốc lá nhưng không phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bởi vì có nhiều nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên cũng có những người chưa bao giờ hút thuốc lá nhưng vẫn mắc bệnh.


4. Các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là?
A: Nhức đầu
B: Nhức, ngẹt mũi
C: Ho ra nhiều chất nhầy hoặc đờm từ phổi
D: Tất cả những triệu chứng nêu trên
Câu trả lời đúng là C. Dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong các trường hợp là không giống nhau nhưng phổ biến nhất là ho ra nhiều chất nhầy hoặc đờm từ phổi, khó thở và ho liên tục.


5. Người bệnh có thể vừa mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vừa bị hen suyễn?
Đúng. Nhiều trường hợp có thể mắc cả hai căn bệnh này. Nhưng hen suyễn thường gặp ở người trẻ tuổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính lại thường gặp ở người già và những  người hút thuốc.
Hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể có nhiều triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên các triệu chứng của hen suyễn – thở khò khè, khó thở và ho, thường là do một yếu tố nào đó như dị ứng hoặc vận động quá sức. Tình trạng hen suyễn cũng có thể được cải thiện đáng kể nhờ điều trị. Đối với các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tổn thương phổi trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.


6. Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ không bao giờ khỏi bệnh?
Sai. Mặc dù chưa có cách điều trị dứt điểm cho tình trạng này nhưng vẫn có một số phương pháp giúp hạn chế các triệu chứng khó chịu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hoạt động của phổi, tuân thủ chế độ điều trị và cách cơ thể phản ứng với các phương pháp điều trị.


7. Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần lưu ý về việc ăn uống hàng ngày?

Người bệnh cần giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.

Người bệnh cần giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.

Đúng. Người bệnh có thể phải đốt cháy lượng calo nhiều hơn 10 lần so với người khỏe mạnh để hô hấp. Với những người đang thừa cân, tim và phổi sẽ càng phải hoạt động nhiều hơn nữa. Ngược lại người bệnh thiếu cân lại có nguy cơ cao gặp phải những biến chứng từ bệnh. Vì vậy điều quan trọng là bệnh nhân cần giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.


8. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phổ biến hơn ở người già?
Đúng. Hầu hết những người được chẩn đoán bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên 45. Bệnh phổ biến nhất ở nam giới 75-84 tuổi và ở phụ nữ 65 – 84. Một điều kiện di truyền được gọi là thiếu alpha-1 antitrypsin có thể gây bệnh ở thanh thiếu niên. Rất nhiều trường hợp không biết mình mắc bệnh vì nghĩ các triệu chứng của bệnh như khó thở là do ốm hoặc thừa cân.


9. Bỏ hút thuốc là cách hiệu quả nhất để phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Đúng. Bỏ hút thuốc là một biện pháp hiệu quả để làm chậm tiến triển của bệnh tắc nghẽn mạn tính đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh.


10. Phương pháp nào điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
A: Phục hồi chức năng phổi
B: Thuốc
C: Điều trị oxy
D: Tất cả các phương pháp điều trị nêu trên
Câu trả lời đúng là D. Phục hồi chức năng phổi liên quan đến việc tập thể dục, điều chỉnh lại chế độ ăn uống, đôi khi là tư vấn tâm lý. Người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng thuốc phun hít, để thư giãn đường hô hấp và dễ thở hơn. Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng có thể cần điều trị oxy.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top