Nguyên nhân tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi có thể do viêm phổi do vi khuẩn họ cầu khuẩn, Hemophilus influenzae, St. pneumoniae,….
Hàng năm có khoảng gần một triệu trường hợp tràn dịch màng phổi được phát hiện tại Mỹ. Ở Việt Nam có khoảng 1.000 trường hợp được chẩn đoán và can thiệp mỗi năm.
Thực chất của tràn dịch màng phổi là biểu hiện hoặc biến chứng của nhiều bệnh khác nhau. Tràn dịch màng phổi có thể do viêm phổi do vi khuẩn họ cầu khuẩn, Hemophilus influenzae, St. pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, vi khuẩn lao (Mycobacterium). Tràn dịch màng phổi cũng có thể do u ác tính hay ung thư phổi. Một số bệnh như áp-xe dưới cơ hoành, áp-xe gan, xơ gan cổ trướng, viêm tuỵ tạng, suy tim sung huyết, viêm màng ngoài tim, chấn thương lồng ngực cũng có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, bệnh thấp khớp mạn tính hoăc luput ban đỏ cũng có thể gây tràn dịch màng phổi. Một tỉ lệ rất thấp tràn dịch màng phổi do ký sinh trùng gây nên như: bệnh lỵ amíp, bệnh giun chỉ, bệnh sán lá gan,…
Các phương pháp điều trị tràn dịch màng phổi
Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân tràn dịch và mức độ nghiêm trọng của tràn dịch.
Hút dịch
Thực chất của tràn dịch màng phổi là biểu hiện hoặc biến chứng của nhiều bệnh khác nhau.
Thông thường, điều trị tràn dịch màng phổi sẽ bao gồm việc hút dịch ra khỏi khoang ngực. Bạn sẽ được gây tê cục bộ trước khi tiến hành hút dịch, để làm việc hút dịch không đau. Tuy nhiên người bệnh vẫn sẽ cảm khó chịu tại vị trí vết cắt sau khi thuốc tê hết tác dụng. Đa số các bác sỹ sẽ kê thuốc để giảm đau. Người bệnh sẽ cần phải hút dịch nhiều lần nếu dịch lại hình thành.
Các biện pháp khác sẽ cần thiết để kiểm soát việc hình thành dịch nếu nguyên nhân gây tràn dịch là do ung thư.
Gây viêm phế mạc
Gây viêm phế mạc là một trong những phương pháp điều trị áp dụng sau khi đã hút dịch ra khỏi khoang ngực. Khi dịch được hút ra, các bác sỹ sẽ tiêm một loại thuốc (thường là thuốc talc) vào vùng đó. Việc này sẽ khiến 2 lớp màng phổi dính vào nhau, vì thế ngăn chặn việc hinh thành dịch ở giữa 2 lớp.
Phẫu thuật
Trong những trường hợp nặng, bác sỹ sẽ phẫu thuật và đưa một ống nhỏ vào trong khoang ngực. Việc này sẽ dẫn dịch từ ngực xuống bụng, tại bụng, dịch có thể được loại bỏ. Cắt bỏ phế mạc cũng là một trong những lựa chọn điều trị trong những trường hợp nặng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp