Ho là một phản xạ bảo vệ của cơ thể nhằm loại bỏ dị vật, dịch nhầy hoặc các yếu tố kích thích khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, khi ho kéo dài trên 3 tuần mà không có dấu hiệu cải thiện, được gọi là ho dai dẳng hoặc ho mạn tính, cần được thăm khám để xác định nguyên nhân chính xác và điều trị đúng cách.
Cảm lạnh là nguyên nhân thường gặp gây ho dai dẳng.
Ho là biểu hiện thường gặp trong cảm lạnh thông thường, thường kéo dài dưới 3 tuần.
Do virus gây ra, nên không có thuốc điều trị đặc hiệu – điều trị chủ yếu là hỗ trợ triệu chứng và tăng cường miễn dịch.
Không phải tất cả người bị hen đều có khò khè. Một số trường hợp, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người già, ho khan dai dẳng là triệu chứng duy nhất.
Cơn ho thường tăng về đêm hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên.
Do viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hoặc cảm lạnh kéo dài.
Dịch nhầy từ xoang chảy xuống họng, gây ngứa họng và ho, kèm hắng giọng, viêm họng kéo dài.
Điều trị bao gồm: rửa mũi bằng nước muối, thuốc kháng histamin, hoặc corticosteroid dạng xịt.
Triệu chứng ho thành từng cơn dữ dội, có thể thở rít/hổn hển sau cơn ho.
Có thể gặp ở người lớn dù đã tiêm chủng từ nhỏ – đặc biệt trong các đợt dịch.
Khoảng 20–25% trường hợp ho dai dẳng có liên quan đến GERD.
Acid dạ dày trào ngược kích thích các đầu mút thần kinh ở họng hoặc khí quản, gây ho không rõ nguyên nhân, ho tăng khi nằm hoặc sau ăn.
Nhiễm trùng lan xuống nhu mô phổi có thể gây ho dai dẳng kèm sốt, đau ngực, ho có đờm mủ, khó thở.
Cần được chẩn đoán và điều trị sớm bằng kháng sinh phù hợp.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có liên quan với khoảng 25% các trường hợp ho mạn tính
Trong một số trường hợp, ho mạn tính có thể là biểu hiện sớm của ung thư phổi, đặc biệt ở người có yếu tố nguy cơ như:
Hút thuốc lá, tiền sử phơi nhiễm bụi nghề nghiệp.
Ho kéo dài, thay đổi đặc tính ho, ho ra máu.
Đau ngực hoặc vai âm ỉ, kéo dài.
Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi toàn thân.
Khó thở, viêm phổi tái phát nhiều lần.
Khi xuất hiện ho dai dẳng không rõ nguyên nhân kèm theo các dấu hiệu trên, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa Hô hấp hoặc Ung bướu để được thăm khám, chẩn đoán bằng chụp X-quang, CT ngực và nội soi phế quản nếu cần.
Ho dai dẳng có thể do các bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư phổi.
Bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra nếu có một trong các biểu hiện sau:
Ho kéo dài trên 3 tuần.
Ho kèm sụt cân, sốt kéo dài, đổ mồ hôi đêm.
Ho ra máu.
Khó thở, mệt mỏi bất thường.
Có tiền sử hen, viêm phổi, GERD hoặc ung thư.
Ho dai dẳng là một triệu chứng không nên xem nhẹ. Việc xác định đúng nguyên nhân giúp điều trị hiệu quả và phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, hen không kiểm soát, hay ung thư phổi. Hãy chủ động đi khám sớm khi ho không thuyên giảm sau điều trị thông thường.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh