✴️ Những nguyên nhân nào gây viêm phế quản cấp?

Nội dung

Những nguyên nhân gây viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm niêm mạc phế quản mà trước đó không có tổn thương, nguyên nhân gây viêm phế quản cấp chủ yếu do virus và vi khuẩn gây ra

Có tới 50 – 90% các trường hợp là do các virus và nhóm vi khuẩn không điển hình. Các loại virus gây bệnh thường gặp là: Rhino, Echo, Adeno, Myxo, Influenza và Herpes. Đối với trẻ em virut hợp bào hô hấp và virut á cúm là 2 loại virus gây bệnh chủ yếu.

Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc viêm phế quản cấp hơn người bình thường

Nhóm vi khuẩn không điển hình là nguyên nhân gây viêm phế quản cấp hay gặp là Mycoplasma Pneumonia, Chlamydia.

Lưu ý: những người vừa mắc các bệnh như sởi, thủy đậu, ho gà, thương hàn, bạch hầu cũng có thể mắc viêm phế quản cấp.

Ngoài nhóm nguyên nhân từ virus, vi khuẩn, bệnh viêm phế quản cấp còn do các yếu tố như: khí độc clo, bụi bẩn, amoniac, khói thuốc lá, không khí quá khô hoặc ẩm, quá lạnh, quá nóng, khi cơ thể bị nhiễm lạnh, người có thể lực yếu, những người mắc bệnh đường hô hấp trên; trẻ em, người lớn bị dị ứng nặng nổi mề đay,..

Bệnh viêm phế quản cấp gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đau rát họng, người mệt mỏi, ho khan và ho thành cơn về đêm, kèm theo các triệu chứng sốt.

Bệnh viêm phế quản cấp có thể tự khỏi chỉ sau 2 tuần đối với những người khỏe mạnh, tuy nhiên ở những người có cơ địa yếu cần được điều trị tích cực, dứt điểm.

Thông thường để điều trị bệnh viêm phế quản cấp cần phải sử dụng kháng sinh trong trường hợp có bội nhiễm, hoặc người nguy cơ biến chứng.  Chống co thắt phế quản dùng thuốc dạng xịt hoặc uống. Thuốc an thần,…. Ngoài ra, có thể dùng thuốc đặc hiệu đối với những trường hợp người bệnh có cơn ho kéo dài từ 5 – 10 ngày (tuy nhiên, những loại thuốc này không thể dùng tùy tiện, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của người bệnh, cùng với các nguyên nhân gây viêm phế quản cấp để xác định liều lượng phù hợp, người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của các bác sĩ).

Bệnh viêm phế quản cấp tuy không quá nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, phòng ngừa bệnh viêm phế quản cấp được quan tâm chú ý:

Giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là vùng cổ, ngực., tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh, tránh hít phải khí bụi, khói, hơi khí độc. Tránh thức ăn, hay thuốc gây dị ứng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top