Viêm phổi hít là gì?
Viêm phổi hít, còn được gọi là viêm phổi do rối loạn nuốt, viêm phổi kỵ khí, viêm phổi hoại tử… Thay vì nuốt thức ăn, nước bọt, chất nôn, đờm dãi,… xuống đường tiêu hóa thì cơ thể lại hít vào trong phổi. Các dị vật này gây viêm và tổn thương trong phổi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, chúng thường mang theo vi khuẩn nên sau đó bệnh nhân sẽ có nhiễm trùng phổi.
Bệnh viêm phổi hít thường xảy ra phổ biến ở người cao tuổi và trẻ em, nhưng cũng có thể gặp phải ở tất cả mọi người.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi hít là gì?
Viêm phổi hít thường xảy ra ở những người có rối loạn nuốt, khiến họ dễ hít phải vật lạ vào trong phổi. Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi hít là:
- Người già.
- Người phối hợp vận động kém như sau đột quỵ hoặc chấn thương não.
- Quá trình gây mê toàn thân, sử dụng thuốc, bệnh tật… khiến bệnh nhân không tỉnh táo.
- Người hôn mê.
- Say rượu.
- Gặp vấn đề với việc nuốt.
Bên cạnh đó, vi khuẩn sẽ dễ tấn công vào phổi hay không, loại vi khuẩn là gì tùy thuộc vào nơi bạn sống, khả năng đề kháng của cơ thể, có đang dùng hoặc từng dùng kháng sinh gần đây hay không.
Những dấu hiệu và triệu chứng
Bạn có thể nhận biết bệnh viêm phổi hít nhờ vào một số triệu chứng như:
- Tức ngực
- Khó thở hoặc thở khò khè
- Ho khan hoặc ho có đờm xanh/đờm đỏ do có kèm máu và có mùi hôi
- Sốt
- Khó nuốt
- Hơi thở có mùi hôi
- Mệt mỏi
- Đổ mồ hôi nhiều
Trong một số trường hợp, viêm phổi hít không gây ra triệu chứng mà chỉ có sốt nhẹ, sụt cân, phổi nghe có tiếng ran nổ lách tách và được vô tình phát hiện khi chụp phim XQ.
Viêm phổi hít ở trẻ sơ sinh hoặc người cao tuổi thường chuyển nặng nhanh chóng. Do đó, nếu bạn nhận thấy người thân gặp phải một trong các tình trạng kể trên, hãy nhanh chóng đưa họ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Biến chứng của bệnh viêm phổi hít
Bệnh viêm phổi hít có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Áp xe phổi
- Sốc
- Suy hô hấp
- Nhiễm trùng huyết – tình trạng lây lan nhiễm trùng vào máu
- Nhiễm trùng lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể
Ngoài các biến chứng trên, người bị viêm phổi còn có thể bị nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị sớm. Hãy gọi cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu nhận thấy các dấu hiệu nặng như:
- Đau tức ngực
- Ớn lạnh
- Sốt
- Khó thở
- Thở khò khè
Chẩn đoán bệnh viêm phổi hít như thế nào?
Bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu viêm phổi hít khi khám sức khỏe cho bạn, chẳng hạn như nhịp tim nhanh, âm thanh hơi thở bất thường, có tiếng nổ lách tách (ran) trong phổi hay âm thanh khác thường trong lồng ngực.
Khi nghi ngờ, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang phổi, có thể thêm một số xét nghiệm khác như:
- Cấy đờm tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng
- Nội soi phế quản
- Kiểm tra dịch hầu họng
- Đo nồng độ oxy bão hòa trong máu
- Xét nghiệm máu để xem xét công thức máu toàn bộ CBC, tìm dấu hiệu nhiễm trùng
- Kiểm tra phản xạ nuốt
Điều trị viêm phổi hít
Nếu có một vài thứ làm tắc nghẽn đường thở, như vật lạ hoặc mảnh thức ăn, cần cố gắng để loại bỏ dị vật. Tùy vào mức độ tắc nghẽn của đường thở, cần hút đường thở trên (khí quản) hoặc nội soi phế quản.
- Có thể đặt ống nội khí quản và gắn vào máy thở để hỗ trợ thở.
- Kháng sinh sẽ có thể được yêu cầu.
- Cũng cần sử dụng những chất lỏng thông qua nhỏ giọt, thuốc (gọi là thuốc dãn phế quản) để dãn đường thở và tập vật lí trị liệu để đưa đàm ra khỏi ngực.
- Có thể cũng cần những liệu pháp để giúp những tình trạng khó nuốt có thể là nguyên nhân dẫn đến hít phải ở những nơi đầu tiên.
Nếu viêm phổi hít xuất hiện tại nhà và tình trạng viêm phổi hít ở mức độ nhẹ, không cần nhập viên. Tuy nhiên, nếu mức độ nặng hoặc không đáp ứng với điều trị cần nhập viện.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh