Con bạn đã được ngủ đủ giấc chưa?

Đối với nhiều trẻ em ở độ tuổi đi học đang hoạt động, trẻ có thể xuất hiện khó ngủ như là những người lớn bận rộn. Các hoạt động sau giờ học, bài tập về nhà và thời gian chơi với gia đình và bạn bè đều có thể dẫn đến kín lịch hoạt động. Thêm vào đó là sự hấp dẫn của các thiết bị điện tử như TV, máy tính và trò chơi điện tử, và các tin nhắn từ bố mẹ và bạn bè của trẻ làm trẻ thiếu ngủ mãn tính.

Vì trẻ em trong độ tuổi đi học cần từ 9 đến 12 giờ ngủ, nên cha mẹ  nên biết về cách thiết lập thói quen ngủ ngon và theo dõi các dấu hiệu mệt mỏi ở trẻ em. Viện hàn lâm Hoa Kỳ về Y học giấc ngủ (AASM) khuyến cáo giờ ngủ sau đây cho trẻ em và người lớn:

• Trẻ nhỏ từ 4 đến 12 tháng tuổi: 12 đến 16 giờ (kể cả ngủ trưa)

• Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi: 11 đến 14 giờ (kể cả ngủ trưa)

• Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi: 10 đến 13 giờ (kể cả ngủ trưa)

• Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 9 đến 12 giờ

• Trẻ em từ 13 đến 18 tuổi: 8 đến 10 giờ

Điều đặc biệt quan trọng đối với trẻ lứa tuổi đi học là nghỉ ngơi đầy đủ. Một trong những yếu tố làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể là không ngủ đủ giấc. Như chúng ta biết, trẻ em ở trường thường xuyên tiếp xúc với các mầm bệnh lây truyền từ bạn cùng học nhưu cảm lạnh chẳng hạn. Thiếu ngủ ở trẻ em có liên quan đến các vấn đề sức khỏe, từ béo phì đến thay đổi cảm xúc, cũng như các vấn đề về nhận thức đều có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, khả năng chú ý và học ở trường. Nếu trẻ  xuất hiện khó ngủ, các bậc phu huynh nên từ từ tìm hiểu nguyên nhân và đảm bảo rằng trẻ sẽ được nghỉ ngơi đủ.

 

Dấu hiệu của sự thiếu ngủ ở trẻ em

Khi thiếu ngủ trẻ sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Khó thức dậy vào buổi sáng
  • Có hành vi cáu kỉnh
  • Có cảm xúc và khí sắc có vẻ quá mức
  • Tăng hoạt động
  • Khó tập trung ở trường
  • Khó tỉnh táo trong ngày

Nếu bạn thấy dấu hiệu của tình trạng thiếu ngủ ở trẻ, hãy thử thiết lập một số thói quen ngủ ban đêm tốt và thói quen ngủ lành mạnh để giúp con bạn được nghỉ ngơi tốt nhất ở nhà và ở trường. Hiếu được tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc với trẻ tuổi đi học, cha mẹ nên làm tất cả những gì có thể để đảm bảo con được nghỉ đủ mà bé cần. Nếu những nỗ lực này vẫn không làm cải thiện số lượng và chất lượng giấc ngủ của con (nếu bé tỉnh dậy liên tục và không ngủ liên tục cho đủ số lượng giờ khuyến cáo theo độ tuổi), hãy đi khám bác sĩ để có được phương pháp điều trị đúng đắn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top