✴️ Đau nửa đầu nguyên nhân, cách xử trí, thực phẩm bổ sung

Mỗi khi cơn đau nửa đầu xuất hiện, người bệnh có cảm giác rất mệt mỏi, mất tập trung, không muốn làm việc, dễ cáu gắt, buồn phiền. Đau nửa đầu nguyên nhân là gì? Cách xử trí và thực phẩm mà bạn nên bổ sung, tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

 

1. Đau nửa đầu nguyên nhân do đâu?

Rất nhiều người khi bị đau nửa đầu đều muốn tìm ra “hung thủ”. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra đau nửa đầu nguyên nhân do đâu. Trên thực tế thăm khám các bệnh nhân đau nửa đầu, các bác sĩ nhận thấy rằng sự giãn nở của các mạch máu, phóng thích các chất hóa học như serotonin, dopamin, gây rối loạn chức năng não, dẫn tới các cơn đau đầu, đau nửa đầu và đây là một bệnh tự phát, được gọi là đau nửa đầu Migraine hay đau đầu vận mạch.

Các yếu tố khiến mạch máu dễ bị giãn nở, gây ra các cơn đau thắt nửa đầu như:

– Thiếu máu lên não

– Dị dạng mạch máu não

– Stress

– Thay đổi hormone thời kỳ kinh nguyệt, trưởng thành, mang thai, mãn kinh ở phụ nữ.

– Rối loạn giấc ngủ

– Do bia, rượu, thuốc lá

– Thực phẩm và một số hóa chất độc hại, kích thích hệ thần kinh gây đau đầu, đau nửa đầu

– Môi trường: ánh sáng không phù hợp, ồn quá mức, thời tiết thay đổi thất thường,….

Đau nửa đầu là bệnh lý thường gặp hiện nay, với độ tuổi thường gặp từ 20 tuổi đến 50 tuổi. Bệnh làm suy giảm chất lượng cuộc sống, mất sức lao động, tiêu tốn nhiều tiền và tăng nguy cơ bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) ở người trẻ.

đau nửa đầu nguyên nhân mạch máu não - Migraine

Đau nửa đầu và đây là một bệnh tự phát, được gọi là đau nửa đầu Migraine hay đau đầu vận mạch

 

2. Xử trí đau nửa đầu bằng cách nào?

Khi có biểu hiện đau đầu, đau nửa đầu nhiều người thường nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc giảm đau. Bạn cần lưu ý rằng, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giúp “cắt” cơn đau tạm thời, chứ không thể điều trị khỏi đau đầu, nên cơn đau vẫn có thể tái phát nếu bạn vẫn chưa xác định được đau nửa đầu nguyên nhân do đâu.

Với những người đang mắc các cấp tính hoặc bệnh nền mạn tính, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến gan và thận thì việc sử dụng thuốc giảm đau cần có sự tham khảo, tư vấn từ phía bác sĩ chuyên môn. Bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn do các tác dụng phụ của thuốc gây ra.

Chúng tôi khuyên bạn khi có biểu hiện đau dầu, đau nửa đầu dù là đau âm ỉ hay dữ dội, bạn không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh. Vì điều này sẽ giúp bạn:

– Đánh giá tình trạng tổn thương để can thiệp sớm và xử trí kịp thời

– Tìm ra nguyên nhân gây đau đầu, đau nửa đầu

– Loại trừ các bệnh lý có liên quan

Việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ có rất nhiều phương tiện hỗ trợ quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh được diễn ra nhanh chóng và chính xác như: chụp cộng hưởng từ sọ mạch (chụp MRI sọ mạch), chụp cắt lớp vi tính đa dãy (chụp MSCT đa dãy), điện não đồ, đo lưu huyết não,….Khi thăm khám tùy vào biểu hiện của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp phù hợp để đánh giá mức độ bệnh và tìm ra nguyên nhân gây đau đầu, đau nửa đầu.

 

3. Những thực phẩm bạn nên bổ sung giúp làm giảm đau đầu

3.1 Rau lá xanh đậm

Các loại lá có màu xanh đậm giàu vitamin B2 và B6, sắt; có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm tần số, cường độ, hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính trong đó có đau đầu, đau nửa đầu.

Bạn có thể lựa chọn một số loại rau lá có màu xanh đậm để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình như: rau chân vịt, rau họ cải, súp lơ, rau dền, …

Khi chọn rau lá xanh bạn nên lưu ý, rau màu càng xanh sẫm thì giá trị dinh dưỡng càng cao.

Người bị đau nửa đầu, đau đầu nên tăng cường ăn nhiều rau có màu xanh đậm

 

3.2 Cá hồi

Cá hồi rất giàu omega 3 (axit béo có lợi cho sức khỏe) và vitamin B2, giúp ngăn ngừa tiểu cầu bị kết vón – là một trong những nguyên nhân gây chứng đau đầu, đau nửa đầu thường xuyên.

Bạn nên ăn 1-2 lần cá hồi/tuần, không quá 340g cá hồi mỗi tuần.

3.3 Thịt đỏ

Theo nghiên cứu của Học viện Thần kinh Mỹ và Hội nhức đầu Canada thì thịt đỏ có tác dụng giúp chống lại chứng đau nhức đầu. Các chuyên gia cũng khuyên bạn, nếu hay bị đau nửa đầu bạn nên ăn thịt bò vì chúng có thể giúp làm giảm cơn đau đầu. Không nên ăn các loại thịt sấy khô, lên men, thịt muối, thịt hun khói.

3.4 Trứng

Vitamin B trong chứng đóng vai trò rất lớn trong phòng và điều trị chứng đau đầu.

3.5 Khoai lang

Giá trị dinh dưỡng trong khoai lang chứa vitamin C, vitamin B1, kali giúp làm giảm cơn đau đầu, đau nửa đầu.

3.6 Các loại hạt

Hạt điều, hạt hạnh nhân, quả óc chó, hạt mè, hạt hướng dương, đậu phộng,… là những loại hạt rất giàu magie, bổ sung hàm lượng magie thiếu hụt cho người bay bị đau đầu, đau nửa đầu. Các loại hạt này rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Hạt hạnh nhân rất tốt cho người bị đau đầu thiếu máu não

 

3.7 Loại quả giàu vitamin C

Chanh, cam, bưởi,… giàu vitamin C, rất tốt trong việc tăng sức đề kháng, hỗ trợ làm giảm tình trạng đau đầu, đau nửa đầu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top