Đột quỵ não – Căn bệnh nguy hiểm không thể coi thường

Nội dung

Có thể bạn chưa biết, nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Việt Nam chính là do đột quỵ não. Thậm chỉ dù không gây tử vong, người bệnh cũng đối mặt với nguy cơ tàn phế, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Tại Việt Nam, mỗi năm có tới 18% nam giới và 23% nữ giới tử vong do đột quỵ. Vậy cần làm gì để giảm thiểu và phòng ngừa căn bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết sau.

 

1. Đột quỵ não là gì?

Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não đang là một căn bệnh liên quan đến mạch máu rất phổ biến và thường gặp hiện nay. Bệnh thường xuất hiện đột ngột do mạch máu bị tắc nghẽn, khiến máu không thể cung cấp đủ cho não. Điều này gây thiếu oxy, làm vỡ mạch máu, gây xuất huyết và nhồi máu não. Biến cố tại não có thể khiến cơ thể ngưng hoạt động, làm các bộ phận khác bị ảnh hưởng, gây liệt người, thậm chí là hôn mê,..Đặc biệt, bệnh này rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu đúng cách sẽ làm bệnh nhân tử vong hoặc sẽ để lại di chứng rất nặng nề.

Đột quỵ thường biểu hiện ở hai dạng như:

  • – Đột quỵ thiếu máu não: nguyên nhân chính là do tắc nghẽn động mạch
  • – Đột quỵ chảy máu não: do thành động mạch bị vỡ làm máu chảy vào nhu mô não hay não thất,…

 

Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não đang là một căn bệnh rất phổ biến và thường gặp hiện nay. Bệnh thường xuất hiện đột ngột do mạch máu bị tắc nghẽn.

Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não đang là một căn bệnh rất phổ biến và thường gặp hiện nay. Bệnh thường xuất hiện đột ngột do mạch máu bị tắc nghẽn.

 

2. Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

Hiện nay, có tới 1/4 số người bị đột quỵ chưa tìm được nguyên nhân do bệnh xuất hiện bất ngờ. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố có thể gây bệnh như:

2.1. Yếu tố tự nhiên gây đột quỵ não

  • Tuổi tác: Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi.
  • Giới tính: Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
  • Tiền sử: Những người có người thân từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người bình thường.

2.2. Yếu tố bệnh lý gây đột quỵ não

  • Thiếu máu não cục bộ kéo dài, chảy máu não
  • Các bệnh lý: Người bị tăng huyết áp có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường khác. Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh cao hơn gấp 4 lần so với người bình thường. Ngoài ra, những người mắc bệnh lý về tim mạch, mỡ máu cao và những người béo phì cũng có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não.

Mặc dù bệnh thường gặp nhiều ở người lớn tuổi với tiền sử nhiều bệnh nền, nhưng hiện nay có tới 25% số xa đột quỵ não xảy ra ở người trẻ tuổi. Đặc biệt, bệnh sẽ xuất hiện nhiều ở những đối tượng lạm dụng rượu, bia, thuốc bia và những chất kích thích khác.

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân gây đột quỵ, nhưng có các yếu tố có thể gây ra bệnh này.

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân gây đột quỵ, nhưng có các yếu tố có thể gây ra bệnh này.

 

3. Biểu hiện của não bị đột quỵ

Bệnh có thể xảy đến đột ngột kể cả khi chưa xuất hiện triệu chứng. Nhưng chỉ cần chúng ta mắc 1 trong 4 triệu chứng của dấu hiệu F.A.S.T thì có tới 90-95% nguy cơ bạn đã mắc bệnh này. Các dấu hiệu đó gồm:

  • Face: Liệt mặt khi mắt nhắm không kín, miệng bị lệch một bên, xuất hiện nếp nhăn ở mũi và má.
  • Arm: Tay bị liệt, vận động kém, không thể cầm nắm và thực hiện các hoạt động khác như người bình thường.
  • Speech: Rối loạn ngôn ngữ, người bệnh nói không nghe rõ lời, thậm chí không thể nói được như người bình thường.
  • Time: Chính là thời gian bệnh khởi phát, khi xuất hiện triệu chứng cần báo ngay cơ sở y tế gần nhất.

Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có những định hướng và tiên lượng chính xác nhất.

 

4. Phương pháp điều trị của đột quỵ não

Tùy vào mức độ, tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp có thể điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa như:

  • Dùng thuốc để làm tan cục máu đông, đặt stent mạch não và can thiệp nội mạch não
  • Sử dụng thuốc để làm loãng máu như warfarin, aspirin,…
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý khác đi kèm như bệnh huyết áp, bệnh đái tháo đường,…
  • Điều trị can thiệp động mạch, thường chỉ áp dụng với tình trạng nặng, tắc động mạch lớn

 

5. Hậu quả nghiêm trọng từ căn bệnh này

Khi đã bị đột quỵ não, người bệnh thường mất đi khả năng lao động của chính mình, cơ thể sẽ yếu dần đi, thậm chí bị liệt nửa người hoặc cả người. Nhiều bệnh nhân bị mất cảm giác một bên.

  • Cơ thể mất cân bằng, chân đi không vững
  • Giảm thị lực, rối loạn thị giác, tình trạng này có thể diễn ra tạm thời hoặc có thể vĩnh viễn
  • Trí nhớ giảm sút, mất khả năng cân bằng cảm xúc
  • Khó khăn trong việc phát âm, nói chuyện với người khác
  • Người bệnh không thể tự chăm sóc được bản thân, cần có người hỗ trợ, thậm chí phải chăm sóc cả đời
  • Đặc biệt, khi bị đột quỵ nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân có thể tử vong ngay hoặc liệt hoàn toàn

 

Đột quỵ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng và sức khỏe của người bệnh.

Đột quỵ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng và sức khỏe của người bệnh.

 

6. Cách phòng tránh tai biến mạch máu não

Để bệnh đột quỵ không tìm đến với chúng ta, mỗi người cần tự có ý thức phòng ngừa để giữ cho bản thân và người xung quanh có một sức khỏe tốt. Các biện pháp phòng tránh gồm:

  • Chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao, kiểm soát tốt cân nặng của mình, tránh tình trạng béo phì là cách phòng ngừa hiệu quả nhất khỏi căn bệnh này
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau quả,…
  • Hạn chế ăn mặn, sử dụng ít muối, không ăn quá nhiều mỡ động vật
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,…
  • Kiểm soát lượng mỡ trong máu, lượng đường trong cơ thể và kiểm tra huyết áp thường xuyên để tránh những biến chứng không mong muốn
  • Thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress, tránh những chấn động mạnh,…

 

7. Đột quỵ não có tái phát không?

Nếu đột quỵ ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị khỏi nhưng mọi hoạt động vẫn sẽ chậm hơn người bình thường. Đặc biệt, bệnh này hoàn toàn có thể bị tái phát trở lại vì thế bệnh nhân không được chủ quan. Vì vậy luôn phải điều trị sát sao bệnh này.

Tỷ lệ tái phát đột quỵ trong 5 năm đầu tiên là 25%, nghĩa là cứ 4 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ sẽ có 1 bệnh nhân từng đột quỵ bị tái phát. Do đó, phải chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa.

Như vậy thông qua bài viết trên, mỗi chúng ta đều thấy được tầm ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh đột quỵ não. Vì thế hãy tự cảnh giác trước những nguy cơ mắc phải bệnh này, hãy tự tìm hiểu kiến thức để phòng bệnh cho chính mình và những người xung quanh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top