Một nghiên cứu được công bố trên tờ Paediatrics cho biết tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh của trẻ nhỏ và những trẻ này có nguy cơ bị rối loạn phổ tự kỷ. Nghiên cứu cũng cho biết không chỉ tiểu đường thai kỳ mà tiểu đường trước khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ ở trẻ nhỏ.
Cũng theo một nghiên cứu trên tờ Paediatrics, cùng với tiểu đường thai kỳ, béo phì ở mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ. Nghiên cứu này báo cáo rằng trẻ có mẹ bị béo phì và tiểu đường tăng gấp 4 lần nguy cơ bị tự kỷ.
Người ta tin rằng nhiều trẻ sinh non có biểu hiện thiếu quan tâm tới xung quanh và có kỹ năng xã hội kém hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Chứng minh giả thuyết này, một nghiên cứu trên tờ Infancy cho biết trẻ sinh non dễ bị tự kỉ vì trẻ sinh non có kiểu quan tâm khác và ít chú ý tới người khác.
Nghiên cứu được đăng trên tờ Science cho thấy chuột có thai bị nhiễm vi-rút đã kích hoạt một phản ứng miễn dịch làm thay đổi cấu trúc não và dẫn tới thay đổi hành vi tương tự rối loạn phổ tự kỷ ở người. Họ lưu ý rằng nguy cơ tự kỷ gây ra bởi nhiễm vi-rút ở mẹ và vắc-xin không giúp được gì.
Tuổi mẹ đóng vai trò lớn trong sức khỏe của trẻ, nhưng một nghiên cứu được đăng trên tờ Molecular Psychiatry cho biết tuổi cha và khoảng cách tuổi giữa cha mẹ làm tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ. Theo nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh tự kỷ ở trẻ có cha trên 50 tuổi cao hơn 66% so với những trẻ có cha ở độ tuổi 20. Ngoài ra, mẹ trên 40 tuổi hoặc những bà mẹ tuổi teen cũng dễ sinh con tự kỷ hơn, lần lượt là 15% và 18%. Ngoài ra, tỷ lệ bệnh tự kỷ cao hơn khi khoảng cách tuổi giữa cha mẹ là trên 10 tuổi.
Kết quả của nghiên cứu đăng trên tờ American Journal of Epidemiology cho thấy hấp thu sắt kém ở mẹ trên 35 tuổi làm tăng gấp 5 lần nguy cơ tự kỷ ở trẻ.
Theo các nhà nghiên cứu, vì sắt quan trọng với sự phát triển não sớm và chức năng miễn dịch nên thiếu máu hoặc thiếu sắt có thể dẫn tới rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh