Phòng tránh bệnh tiểu đường nhờ ngủ đủ giấc

Nội dung

Ảnh hưởng chung của tình trạng này vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng chúng ta đều biết rằng sự thiếu ngủ có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và chức năng nhận thức của con người. Và việc không ngủ đủ cũng như ngủ quá nhiều có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở nam giới.

Femke Rutters và công sự, trong nghiên cứu  thực hiện ở 800 người khỏe mạnh, quan sát mối liên hệ giữa thời gian ngủ và chuyển hóa đường trong cơ thể ở 2 giới khác nhau. Kết quả cho thấy ở nam giới, ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều có liên quan đến sự giảm đáp ứng của các tế bào trong cơ thể với insulin, làm giảm sự hấp thu glucose và do đó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường; ở phụ nữ không ghi nhận được hiện tượng này.

Trong nghiên cứu, các tác giả cũng đánh giá mối quan hệ giữa sự nhạy cảm insulin và các bệnh tim mạch, đánh giá thời gian giấc ngủ và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đối tượng nghiên cứu đều ở độ tuổi từ 30 đến 60, đến từ 14 quốc gia châu Âu khác nhau. Sử dụng 1 máy đo gia tốc trục đơn để theo dõi sự cử động, các nhà nghiên cứu đã đo số giờ ngủ và mức độ hoạt động thể chất của những người tham gia. Họ so sánh với mức độ nguy cơ mắc tiểu đường bằng kẹp hyperinsulinemic-euglycemic, một thiết bị để xác định cơ thể con người chuyển hóa đường như thế nào và mức độ nhạy cảm của cơ thể với insulin.

Những người nằm ở 2 cực của thang đo giấc ngủ là nam giới, tức là ngủ ít nhất và nhiều nhất, và họ có nguy cơ cao giảm chuyển hoá đường và tăng lượng đường trong máu. Trong khi đó nam giới ngủ trung bình 7 giờ 1 đêm có vẻ như được bảo vệ khỏi tác động xấu này. Tuy tác động này không xuất hiện rõ liên quan ở nữ giới, nhưng có thể do số lượng đối tượng nữ còn hạn chế. Cần có nghiên cứu với quy mô lớn hơn để khẳng định lại các kết luận này.

Giấc ngủ phần nào đó có thể gọi là 1 sự cân bằng tinh tế, 1 thứ gì đó đi qua nhiều chu kì khác nhau để làm sạch các chất thải ở bộ não con người. Ví dụ như sự gián đoạn trong chu kì giấc ngủ có liên quan đến sự suy giảm trí nhớ. Nếu không ngủ đủ, sẽ tăng nguy cơ thèm ăn vặt, dễ xúc động hơn và phát sinh các vấn đề tim mạch, mất trí nhớ và giảm tập trung. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra mối liên quan giữa thiếu ngủ và tăng nguy cơ mắc tiểu đường typ 2. Ngủ quá nhiều cũng tăng khả năng mắc bệnh đau thắt lưng, tiểu đường và bệnh tim mạch, cũng như bị mệt mỏi và kiệt sức.

Cuối cùng nghiên cứu đưa ra 1 nhận định quan trọng: Kể cả những người khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu có giấc ngủ không cân bằng. Điều thường được thừa nhận là 1 người nên có giấc ngủ kéo dài 7,5 đến 9 tiếng mỗi đêm. Rutter cho biết: “Dù bạn có đang khỏe mạnh thì việc ngủ quá ít hoặc quá nhiều có thể gây ra tác động có hại đến sức khỏe của bạn. Nghiên cứu này đã chỉ ra tầm quan trọng của giấc ngủ với 1 khía cạnh về sức khỏe là chuyển hóa đường.”

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top