✴️ Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì? Cách điều trị hiệu quả

1. Nguyên nhân chính gây bệnh rối loạn giấc ngủ

Để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, các bác sĩ cần dựa vào nguyên nhân gây rối loại giấc ngủ và tình trạng cụ thể của từng người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn giấc ngủ hiện nay:

– Yếu tố tuổi tác: tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn.

– Yếu tố di truyền: những người có cha mẹ bị rối loạn giấc ngủ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

– Yếu tố môi trường: ồn ào, bụi bẩn, không gian chật chội,…

– Hội chứng chân không yên: chân luôn cử động không ngừng khi ngủ.

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh rối loạn giấc ngủ ngày càng trở nên phổ biến.

– Hội chứng ngừng thở: Đôi khi trong giấc ngủ người bệnh có hiện tượng ngưng thở, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

– Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh: làm việc nhiều vào ban đêm, sử dụng nhiều cafein, lười vận động,…

– Do một số bệnh lý: xương khớp, tim mạch, thiểu năng tuần hoàn não,…

– Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế histamin trên thụ thể H2,…

 

2. Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng thuốc gì?

Qua thực hiện những thăm khám và chẩn đoán cần thiết, bác sĩ có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì, có cần điều trị hay không và bằng cách nào.

Hiện nay, điều trị nội khoa vẫn đang là phương pháp chủ yếu để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên việc sử dụng loại thuốc nào, liều dùng bao nhiêu còn phải tùy vào từng bệnh nhân. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc mà cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh rối loạn giấc ngủ:

2.1. Rối loạn giấc ngủ nên uống thuốc gì? Có nên dùng thuốc bình thần để khắc phục những cơn mất ngủ?

Thuốc bình thần là thường được gọi là thuốc ngủ, giúp bệnh nhân dễ đi vào giấc ngủ hơn. Thuốc này có khả năng ức chế hoạt động não, tuy nhiên nếu sử dụng thường xuyên bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao lệ thuộc thuốc. Không chỉ thế, người bệnh còn có thể bị rối loạn vận động, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì thế trong quá trình điều trị nên hạn chế sử dụng loại thuốc này để tránh những tác dụng không mong muốn.

2.2. Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì? – nhóm thuốc benzodiazepin

Benzodiazepin là một nhóm thuốc được sử dụng khá nhiều khi điều trị mất ngủ tiên phát. Estazolam, Temazepam được chấp thuận để điều trị chứng mất ngủ trong thời gian ngắn. Flurazepam để điều trị chứng mất ngủ từ nhẹ đến trung bình. Triazolam, Clorazepate thường dùng khi điều trị chứng mất ngủ nghiêm trọng.

Dùng các thuốc này trong thời gian ngắn sẽ cho hiệu quả cao và tương đối an toàn. Thế nhưng khi sử dụng kéo dài thuốc sẽ khiến người bệnh dễ lệ thuộc vào thuốc, gây nên tình trạng hay quên. Ngoài ra, thuốc còn gây giãn cơ và có thể khiến người lớn tuổi bị ngã do đi lại không vững.

2.3. Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng và đa vòng hỗ trợ cải thiện rối loạn giấc ngủ

Đây là một trong những nhóm thuốc đang được sử dụng chủ yếu trong quá trình điều trị rối loạn giấc ngủ.  Bởi thuốc vừa có tác dụng an dịu mạnh, vừa có khả năng điều trị rối loạn tiên phát kết hợp với các loại rối loạn lo âu, trầm cảm. Tuy nhiên, thuốc này cũng để lại một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, khô miệng, đắng miệng,…Vì thế cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, cần lưu ý không được sử dụng cho những người lái xe, vận hành máy móc bởi thuốc sẽ gây buồn ngủ.

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì để hạn chế tối đa những tác dụng phụ có thể xảy đến với người bệnh?

2.4. Một số loại thuốc khác

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có thể cải thiện được giấc ngủ của chúng ta, nhưng đa số các loại thuốc đều có rất nhiều tác dụng phụ. Vì thế người bệnh cần cân nhắc và không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa xác định rõ được nguồn gốc gây bệnh. Một số loại thuốc khác người bệnh có thể tìm hiểu như:

– Thuốc chống trầm cảm cũng có tác dụng làm dịu cơ thể như: Fluoxetin, Fluvoxamin,…

– Thuốc an thần: Olanzapin, Quetiapin,…Tuy nhiên những thuốc này tác dụng lên quá trình chuyển hóa trong cơ thể nên bệnh nhân béo phì không nên sử dụng.

– Sử dụng một số loại thuốc điều trị nguyên nhân, cắt các cơn đau và triệu chứng khó chịu như: Tanganil, Ginko biloba,..

Dù sử dụng loại thuốc nào thì điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị đó là không tự tự ý sử dụng thuốc. Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ uống đúng điều, đủ liều để hiệu quả đạt cao nhất. Không được lạm dụng thuốc ngủ và cần tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám khi cần thiết.

 

3. Điều trị rối loạn giấc ngủ không dùng thuốc

Để khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ, ngoài việc sử dụng các loại thuốc người bệnh cần kết hợp thay đổi, điều chỉnh thói quen sống hằng ngày như:

– Đưa ra thời gian biểu phù hợp cho từng công việc, cần đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, không ngủ quá nhiều vào ban ngày.

– Cần ngủ tại nơi có không gian yên tĩnh, thoải mái và dễ chịu

– Có thể tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày để giấc ngủ được cải thiện và cơ thể thoải mái hơn.

– Không nên uống nhiều nước, ăn quá nó trước giấc ngủ. Nên ăn tối trước giấc ngủ khoảng 3-4 giờ đồng hồ, để bụng không bị căng, tức khó chịu khi ăn quá no.

Chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh giúp người bệnh rối loạn giấc ngủ nhanh hồi phục sức khỏe

– Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc,…Đặc biệt cần hạn chế sử dụng trà, chè, cà phê sau 14h chiều để tránh kích thích hệ thần kinh khiến người bệnh mất ngủ về đêm.

– Tắm bằng nước ấm, massage cơ thể để giúp bạn được thư giãn dễ chìm vào giấc ngủ.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì hiệu quả? Từ đó, giúp ích cho việc điều trị các rối loạn về giấc ngủ của bạn. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, hãy thay đổi thói quen sống để thay đổi cơ thể và chất lượng cuộc sống của bạn. Đừng quên thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường của cơ thể và có kế hoạch điều trị hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top