✴️ Rối loạn tiền đình là gì? kèm theo ù tai, buồn nôn

Nội dung

Rối loạn tiền đình là hội chứng gặp ở nhiều người, thường gây mất thăng bằng cho cơ thể, trong đó biểu hiện cụ thể là hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, ngoài ra còn kèm theo ù tai, buồn nôn,… Để hiểu hơn rối loạn tiền đình là gì? Điều trị bệnh như thế nào? Bạn có thể tìm hiểu những thông tin dưới đây.

Tiền đình là cơ quan được nằm tại vị trí phía sau hai bên ốc tai. Đây là một hệ thống có vai trò lớn trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể

 

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là cơ quan được nằm tại vị trí phía sau hai bên ốc tai. Đây là một hệ thống có vai trò lớn trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể. Từ dáng đi, cho đến các hành động khác của tứ chi, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình có thể gây mất cân bằng cho cơ thể. Người mắc rối loạn tiền đình rất hay gặp phải các triệu chứng như:

Chóng mặt.

Quay cuồng đầu óc.

Hoa mắt.

Ù tai.

Buồn nôn.

Đi không vững.

Cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Hội chứng này rất hay tái phát, gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống của người bệnh. Vì thế, việc điều trị dứt điểm rối loạn tiền đình là điều cần thiết.

Hội chứng rối loạn tiền đình rất hay tái phát, gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống của người bệnh

 

2. Điều trị rối loạn tiền đình

Việc khống chế những cơn chóng mặt do rối loạn tiền đình là rất cần thiết và phải kịp thời. Để người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa. Nếu buồn nôn người bệnh cho nôn hết ra, nhưng sau đó phải cho uống bù nước và điện giải oezol. Xen kẽ cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng. Việc dùng thuốc nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp giải quyết tức thời những cơn chóng mặt cấp. Về lâu dài, người bệnh cần chủ động phòng ngừa. Bạn có thể tham khảo những bài tập dưới đây để làm giảm triệu chứng của bệnh:

Tập đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, sau đó nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái, rồi về bên phải, nếu có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau và để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi rối loạn tiền đình

 

Xoa mặt, mắt, tay: Hai bàn tay xiết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai nhằm tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).

Tập thể dục như bình thường tuy nhiên phải làm được 3 động tác cơ bản sau đây: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay, quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top