Sự gia tăng của các bệnh lo âu

Đó không chỉ là tưởng tượng đâu, lo âu ngày càng gia tăng đặc biệt là ở giới trẻ. Rối loạn lo âu là một trong những bệnh tâm thần phổ biến nhất hiện nay. Đáng cảnh báo là những người trẻ thuộc thế hệ vàng (23-38 tuổi tính đến năm 2019), trẻ em hay thậm chí là trẻ em. Chúng ta có thể gọi đó là một loại bệnh dịch.

Lo âu là gì?

Lo âu được định nghĩa là cảm giác lo lắng, bất an hoặc khó chịu điển hình về những sự việc sắp xảy ra hoặc những chuyện không biết rõ kết quả. Lo lắng là điều bình thường, chúng diễn ra hàng ngày nhưng khi lo lắng đến mức không thể kiểm soát được sự lo lắng và nỗi sợ hãi mọi lúc lọi nơi thì đó là điều bất thường. Đó chính là cuộc sông của một người mắc rối loạn lo âu. Mối quan hệ gia đình, hoặc hiệu suất công việc, sự bắt ép gia đình và những hoạt động thường ngày khác đều có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến những người này.

 

Các loại lo âu

Theo viện Tâm thần quốc gia Mỹ, những tình trạng dưới đây là những bệnh điển hình của rối loạn lo âu:

  • Rối loạn lo âu thường: ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số và được đặc trung của lo âu không kiểm soát,  cố chấp,  lo lắng quá mức và lo âu không vì lý do gì
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là  khi có những ý nghĩ quá mức (ám ảnh) dẫn đến những hành vi lặp đi lặp lại (cưỡng chế).
  • Rối loạn lo âu xã hội  khi sợ những hoạt động liên quan đến đám đông, xuất hiện ở 13 tuổi và có xu hướng kéo dài trong nhiều năm
  • Rối loạn hoảng loạn: hoảng loạn khi gặp những tính huống không lường trước.
  • Ám ảnh, sợ hãi mãnh liệt hoặc ác cảm với một đối tượng cụ thể.
  • Căng thẳng  hậu chấn thương, mô tả sự phục hồi khó khăn sau khi trải qua hoặc chứng kiến  một sự kiện đáng sợ

Lo âu cũng liên quan đến trầm cảm;  ước tính có khoảng một nửa số người lo âu đã từng trải qua triệu chứng của trầm cảm, hiếm hơn nhưng vẫn xảy ra đó alf rối loạn lưỡng cực.

 

Cơn lo âu tấn công

Cơn lo aai tấn công hay còn gọi là cơn hoảng loạn ảnh hưởng đến 3% dân số.  Triệu chứng của cơn lo âu tấn công có xu hướng đột ngột và đạt đỉnh chỉ trong vài phút sẽ bao gồm những dấu hiệu kể trên cũng như kèm theo tăng nhịp tim, chóng mặt, run rẩy và hơi thở nông. Những cơn tấn công đó rất rõ ràng hoặc dường như không biết đến từ đâu nhưng thường dẫn đến việc mất kiểm soát.

 

Triệu chứng

Triệu chứng lo âu liên quan đến việc cơ thể đáp ứng bằng chống trả hoặc buông xuôi, chính là để mô tả trạng thái vật lý trong việc ý thức được sự tấn công hoặc đe dọa, Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng chỉ với mỗi một hệ cơ quan nào đó: như hệ thân fkinh tring ương, hệ nội tiết, hệ tim mạch ….

Triệu chứng của lo âu có thể bao gồm:

  • Lo lắng dai dẳng ( triệu chứng thường gặp của rối loạn lo âu thường)
  • Căng cơ,  đau nhói ở ngực và đau cổ
  • Tăng nhịp tim, tăng huyết áp (đặc biệt đi kèm với cơn hoảng loạn)
  • Khó ngủ, bồn chồn, mất ngủ
  • Các vấn đề của hệ tiêu hóa có thể là táo bón, tiêu chảy hoặc mấy cảm giác ngon miệng
  • Cáu gắt, tâm trạng thay đổi và trầm cảm
  • Khó tập trung
  • Chảy mồi hôi
  • Không có khả năng giao tiếp

Thường những triệu chứng  xảy ra đi kèm các bệnh thực thể và tầm thần khác, chẳng hạn như:

  • Rối loạn ăn uống
  • Đau nửa đầu hoặc đau đầu như búa bổ
  • Các vấn đề tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Các vấn đề về nghiện chất
  • Tăng động giảm chú ý
  • Đau mạn tính
  • Xơ cứng bì

 

Nguyên nhân

Đâu là nguyên nhân số một gây ra lo âu? dường như là không có một nguyên nhân nào cả mà đó là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân phức tạp.

Ví dụ những yếu tố nguy cơ của lo âu bao gồm cả vấn đề về giới, cũng như việc từng trải qua những sự kiện rất căng thẳng trong cuộc sống lúc còn nhỏ hoặc khi trưởng thành, có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần, hoặc khó khăn về tài chính, bị ốm mạn tính và hoặc cảm thấy xấu hổ về thời thơ ấu.

Nguyên nhân thường gặp gây ra lo âu bao gồm:

Căng thẳng vì những thử thách và khó khăn trong cuộc sống. Rất nhiều người nói rằng những vấn đề trong cuộc sống gây ra sự căng thẳng ở nhiều cấp độ khác nhau trong đó có việc vì mệt mỏi khi phải làm nhiều giờ  mệt mỏi vì phải di chuyển nhiều giờ, thất nghiệp, vấn đề tiền bạc,  mất người thân,  cảm giác trống trải cô độc và bị bắt nạt.

  • Những sang chấn trong cuộc sông bị lạm dụng, cưỡng hiếp hoặc bị bạo hành
  • Do gen, tiền sử gia đình cúng hình thành nên tính cách dễ lo lắng
  • Rối loạn chức năng sản xuất serotonin
  • Uống rượu nhiều
  • Sử dụng chất kích thích
  • Biến đổi hormone do bệnh lý tuyến giáp, mang thai, mãn kinh

 

Điều trị

Bệnh nhân mắc rối loạn lo âu nặng sẽ được sử dụng thuốc điều trị ví dụ là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine, thuốc tác dụng lên hệ serotonin, thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm.

Ngoài việc uống thuốc,  bệnh nhân cũng sẽ được điều trị phối hợp với các liệu pháp khác như điều trị nhận thức hành vi giúp thay đổi suy ngũ, các triệu chứng thực thể và hành vi.

Những liệu pháp về thay đổi tâm chí để giảm lo lắng khác bao gồm thiền, liệu pháp cam kết chấp nhận đều chú trọng vào việc thay đổi hành vi vốn dĩ đã tồn tại dai dẳng với giá trị của một người.

 

Các biện pháp không sử dụng thuốc:

  • Kỹ thuật thư giãn bao gồm các bài tập thở, thiền, yoga và châm cứu
  • Tập thể dục thường xuyên đặc biệt là các bài tập cho tim mạch
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm có chưa vitamin nhóm B, giàu magiê, canxi và omega 3 (như dầu oliu, các loại hạt dầu,  cá hồi, rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám, thực phẩm lên men)
  • Tránh thiếu ngủ, nên ngủ 7-9 tiếng mỗi tối
  • Duy trì một lịch sinh hoạt cố định đều đặn như chu kỳ ngủ/thức, thời gian ăn, và thười gian làm việc
  • Xóa bỏ lo âu bằng cách viết hoặc cố gắng nghĩ về những gì mình có mà người khác chưa có
  • Tránh việc lạm dụng đồ uống có cồn, caffein và đường
  • Uống thực phẩm chức năng giúp củng cố hệ thần kinh
  • Tham gia các hoạt động tình nguyện, xã hội

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top