✴️ Thiếu máu não triệu chứng thế nào? Nguyên nhân, cách điều trị

1. Thiếu máu não là gì?

Não bộ của con người khi tuy chiếm rất ít khối lượng trong cơ thể, nhưng để duy trì hoạt động bình thường lại đòi hỏi cần được cung cấp 25% lượng oxy trong hệ tuần hoàn, 20% lượng máu từ tim và 25% lượng đường trong máu. Chính vì vậy, khi quá trình cung cấp máu bị ngưng trệ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu não qua khiến cho chức năng của não bị ảnh hưởng.

Thiếu máu não nếu không được điều trị từ sớm sẽ gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh

 

2. Bị thiếu máu não triệu chứng ra sao?

2.1 Đau đầu

Đau đầu thường là biểu hiện của các vấn đề về mặt tâm lý, thường xảy ra khi bạn phải suy nghĩ căng thẳng về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một trong những biểu hiện của chứng thiếu máu não.

Hiện tượng đau đầu thường là bắt đầu bằng những cơn đau nhói ở một vùng cố định và lan dần ra khắp đầu. Cảm giác nặng đầu hơn khi bạn phải suy nghĩ nhiều hoặc khi mới ngủ dậy.

 

2.2 Hoa mắt chóng mặt

Triệu chứng hoa mắt chóng mặt thường xuất hiện khi bạn bị ốm sốt hoặc mệt mỏi và không phải là triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này đột nhiên xuất hiện và đi kèm cảm giác ù tai thì đây có thể là triệu chứng của bệnh thiếu máu não.

 

2.3 Chân tay tê mỏi

Bệnh nhân bị thiếu máu não đôi khi sẽ có cảm giác râm ran như kiến bò dưới da, tê bì ở các đầu ngón tay hoặc chân. Ngoài ra, vận động thường ngày có thể bị ảnh hưởng bởi cảm giác đau mỏi vai gáy.

Đặc biệt, nếu xảy ra tình trạng thiếu máu cục bộ có thể dẫn đến các biến chứng như khó khăn khi nói, cứng hàm,…thậm chí tê liệt mặt.

 

2.4 Suy giảm thị lực

Cấu trúc các dây thần kinh liên kết từ mắt đến não có hệ thống tương đối phức tạp. Việc thiếu máu lên não khiến não bị thiếu oxy, dẫn đến khả năng nhìn của mắt bị ảnh hưởng, cụ thể như mờ một bên mắt hoặc cả hai bên mắt, hoa mắt…

 

2.5 Mất ngủ

Mất ngủ là một triệu chứng khá phổ biến ở người bị thiếu máu não. Tuần hoàn máu lên não bị chậm dẫn đến các tình trạng như mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn, dễ tỉnh vào ban đêm…

Ngoài ra, khi não không được cung cấp đủ lượng oxy có thể gây ra rối loạn về tâm lý, mất khả năng tập trung hoặc suy giảm trí nhớ, nghiêm trọng hơn là trầm cảm nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm.

Mất ngủ là biểu hiện cảnh báo chứng thiếu máu não từ sớm

 

3. Nguyên nhân gây thiếu máu não

Thiếu máu não thường liên quan đến các bệnh lý về mạch vành, bao gồm các bệnh lý liên quan như: Xơ vữa động mạch vành, thoái hóa đốt sống cổ, chấn thương cột sống, huyết áp cao, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu hay các bệnh lý về tim mạch.

Ngoài những nguyên nhân do bệnh lý, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ những thói quen sống không lành mạnh như:

– Lạm dụng rượu bia, thuốc lá

– Lười vận động, ít tập thể dục

– Chế độ ăn uống nhiều chất béo, ít chất xơ

– Thói quen gối cao đầu khi ngủ

– Sử dụng máy tính, điện thoại trong thời gian dài, đặc biệt là trước khi ngủ

 

4. Phương pháp điều trị và phòng ngừa thiếu máu não

4.1 Điều trị các bệnh lý tiềm ẩn liên quan

Để đảm bảo việc điều trị hiệu quả,  trước hết người bệnh thiếu máu não cần phải thăm khám, sàng lọc các bệnh lý tiềm ẩn liên quan như: béo phì, bệnh tim, xơ vữa động mạch…Việc xác định các bệnh lý tiềm ẩn là rất quan trọng bởi nó giúp giảm thiểu được tối đa các nguy cơ dẫn đến thiếu máu não.

 

4.2 Tạo lối sống lành mạnh

Để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất việc duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh là điều tất yếu, bạn nên:

– Tạo chế độ dinh dưỡng hợp lý, ý ăn nhiều rau xanh, trái cây

– Hạn chế các thói quen xấu như: Ngủ kê cao đầu, sử dụng nhiều máy tính, điện thoại…

– Không lạm dụng các chất kích thích, không hút thuốc lá

– Duy trì cân nặng lý tưởng, tránh để thừa cân, béo phì

– Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày

– Thường xuyên theo dõi các bệnh lý mãn tính, kiểm soát lượng mỡ máu, đường huyết.

Thay đổi lối sống lành mạnh giúp bạn kiểm soát và phòng ngừa chứng thiếu máu não hiệu quả

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top