Tình trạng tắc nghẽn đường niệu có thể gây sưng và tổn thương ở một hoặc cả hai bên thận. Nam nữ ở mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc căn bệnh này. Tắc nghẽn đường niệu còn có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với thai nhi vẫn đang trong bụng mẹ.
Tắc nghẽn đường niệu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng nén ép do ứ nước tiểu tại thận có thể gây tổn thương thận và ống niệu quản.
Tắc nghẽn đường niệu tạm thời hay vĩnh viễn tại niệu quản có thể do:
Các rối loạn hệ thần kinh trung ương cũng có thể gây tắc đường tiết niệu, xảy ra khi các dây thần kinh chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động của bàng quang không thực hiện được đúng chức năng của mình. Việc sử dụng các loại thuốc tác động lên thần kinh để kiểm soát tình trạng bàng quang tăng hoạt động quá mức cũng có thể gây tắc nghẽn đường niệu trong một số trường hợp.
Ở nam giới, tắc nghẽn đường niệu có thể là hậu quả của phì đại tuyến tiền liệt. Phụ nữ mang thai cũng có thể gặp phải hiện tượng nước tiểu chảy ngược lại về thận do áp lực từ phía tử cung nén ép lên bàng quang. Tuy nhiên, tắc đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai tương đối hiếm gặp.
Tình trạng tắc nghẽn đường niệu có thể xảy ra rất nhanh (cấp tính) hoặc diễn biến từ từ (mãn tính). Bạn thường cảm thấy đau ở phần giữa lưng ở một hoặc cả hai bên thận. Mức độ và vị trí đau khác nhau tùy từng đối tượng và cũng phụ thuộc nếu chỉ một hoặc cả hai bên thận đều bị ảnh hưởng. Sốt, buồn nôn và nôn mửa cũng là các triệu chứng phổ biến của tắc nghẽn đường niệu. Thận có thể bị sưng phù và đau khi dòng nước tiểu chảy ngược trở lại thận.
Sự thay đổi thói quen tiểu tiện có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tắc nghẽn niệu quản. Các triệu chứng biểu hiện như:
Trường hợp chỉ một bên thận bị ảnh hưởng thì lượng nước tiểu đào thải chỉ giảm đi. Nếu cả hai bên thận đều bị tắc nghẽn, lượng nước tiểu đào thải sẽ giảm nghiêm trọng.
Tắc nghẽn đường tiểu hoàn toàn có thể xảy ra đối với thai nhi trong bụng mẹ. Một trong những dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu ở bào thai là lượng nước ối trong tử cung thấp hơn mức bình thường. Nước tiểu là một trong những thành phần của dịch ối. Thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu sẽ không thể đào thải nước tiểu ra ngoài cơ thể dẫn tới giảm thể tích nước ối. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng thai nhi.
Phương pháp siêu âm có thể giúp bác sỹ chẩn đoán tình trạng tắc nghẽn đường niệu. Siêu âm ở vùng chậu và siêu âm thận sẽ giúp xác định chính xác liệu nước tiểu có đang chảy ngược trở lại thận hay không, đồng thời giúp chỉ ra vị trí bị tắc tại đường tiết niệu.
Mục tiêu điều trị là làm thông vị trí tắc tại niệu quản để nước tiểu có thể chảy bình thường.
Phẫu thuật
Bác sỹ sẽ loại bỏ các yếu tố gây tắc nghẽn như khối u, polyp hay mô sẹo hình thành trong và xung quanh niệu quản để nước tiểu có thể chảy trở lại vào bàng quang.
Đặt stent
Một phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn là đặt một ống stent trong niệu quản hay thận bị tắc nghẽn. Stent niệu quản là một dây catheter được đặt bên trong niệu quản để dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, có thể đặt qua da hay qua ngã soi bàng quang. Stent giúp niệu quản được thông và cho phép nước tiểu thoát lưu. Phương pháp này có thể được áp dụng trong trường hợp niệu quản trở nên quá hẹp do hình thành mô sẹo hoặc do nguyên nhân khác.
Điều trị tắc nghẽn niệu quản cho thai nhi
Bác sỹ có thể đặt một ống nối hay hệ thống dẫn lưu nước tiểu trong bàng quang của bào thai. Ống nối sẽ đưa nước tiểu vào túi ối. Việc điều trị thường được thực hiện khi thận của thai nhi có dấu hiệu bị tổn thương không hồi phục. Thông thường, bác sỹ sẽ điều trị để phục hồi chức năng thận và làm thông niệu quản sau khi trẻ ra đời.
Tiên lượng điều trị phụ thuộc vào tình trạng tắc nghẽn đường niệu xảy ra ở một hay cả hai bên thận. Những người chỉ bị tắc nghẽn một bên thường ít tiến triển thành các bệnh thận mãn tính hơn. Những người bị tắc nghẽn tiết niệu tái phát liên tục ở cả một hoặc hai bên thận thường có xu hướng bị tổn thương thận nặng có thể hồi phục hoặc không hồi phục tùy thuộc và tình trạng sức khỏe của người đó.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh