Nếu nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu thì khả năng cao là bạn đang bị tiểu máu. Một lượng máu nhỏ có thể làm thay đổi màu nước tiểu, nhưng đôi khi còn kèm theo những cục máu đông lớn hơn.
Một số loại thực phẩm như quả mâm xôi, lá đại hoàng và củ cải đường cũng như một số loại thuốc và vitamin có thể làm thay đổi màu nước tiểu. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ bất cứ khi nào nước tiểu của bạn bị đổi màu để xác định xem sự thay đổi đó là do đâu và có nghiêm trọng không.
Các triệu chứng khác có thể đi kèm với máu trong nước tiểu có thể bao gồm:
Khi bạn bị tiểu máu, các tế bào hồng cầu sẽ rò rỉ từ thận hoặc đường tiết niệu vào nước tiểu. Máu trong nước tiểu không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nó được coi là dấu hiệu cảnh báo mà bạn cần để ý. Tiểu máu có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, bao gồm:
Nếu bạn nhận thấy máu ở nước tiểu đầu, nguyên nhân chảy máu có thể là do niệu đạo. Nếu bạn nhận thấy máu ở nước tiểu giữa dòng, nguyên nhân có thể là do bàng quang, thận hoặc niệu quản. Nếu bạn nhận thấy có máu ở nước tiểu cuối dòng, nguyên nhân có thể là do bàng quang hoặc tuyến tiền liệt.
Nếu bạn trên 35 tuổi và có hút thuốc thì tiểu máu thường là dấu hiệu của ung thư bàng quang.
Một số loại thuốc có thể gây tiểu máu như: cyclophosphamide (cytoxan), penicillin, aspirin, heparin, các thuốc chống đông máu như warfarin (coumadin), rivaroxaban (xarelto), dabigatran (Pradaxa) hoặc apixaban (Eliquis).
Tập thể dục quá sức cũng có thể là nguyên nhân, vì gây chấn thương bàng quang, mất nước hoặc phá vỡ hồng cầu.
Máu cũng có thể đến từ các nguồn khác, chẳng hạn như âm đạo trong thời kỳ kinh nguyệt, xuất tinh ở nam giới (thường là do vấn đề về tuyến tiền liệt) hoặc bệnh trĩ hay các vấn đề khác.
Nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt là những nguyên nhân phổ biến gây xuất hiện cục máu đông nhỏ trong nước tiểu, đôi khi có thể trông giống như bã cà phê. Các cục máu đông lớn có thể chặn dòng nước tiểu, gây khó chịu và thường nguy hiểm.
Nếu bạn nhận thấy các cục máu đông có hình dạng khác nhau trong nước tiểu, chẳng hạn như dạng giun, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị chảy máu từ niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt. Nếu cục máu đông gây đau, nguyên nhân có thể do niệu quản.
Mất nước ít có khả năng là nguyên nhân trực tiếp gây ra tiểu máu mà nó thường dẫn đến các tình trạng gây tiểu máu. Ví dụ, lượng nước tiểu thấp do mất nước liên tục có thể dẫn đến sỏi thận và tiểu máu. Tập thể dục quá sức gây mất nước cũng khiến bạn bị tiểu máu.
Tiểu máu ở trẻ là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý hoặc nguy cơ phát triển một tình trạng bệnh lý.
Nếu nhìn thấy màu đỏ, hồng hoặc nâu thì nguyên nhân có thể là do dùng thuốc hoặc ăn một số loại thực phẩm. Tốt nhất là nên đưa trẻ đi khám khi nhận thấy sự thay đổi màu sắc bất thường trong nước tiểu của trẻ.
Khoảng 3% - 4% trẻ em sẽ xuất hiện máu cực nhỏ trong nước tiểu. Vì khó phát hiện máu vi thể nên cần chú ý những dấu hiệu này.
Để xác định nguyên nhân gây ra tiểu máu, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử của bạn, xem bạn có bị nhiễm trùng hay có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu máu hay không. Hãy ghi lại một số ghi chú về màu sắc và mùi của nước tiểu, tần suất đi tiểu, có đau khi tiểu không. Có thể chụp ảnh màu nước tiểu để đưa cho bác sĩ.
Bạn sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm. Phân tích nước tiểu có thể phát hiện tiểu máu vi thể và cũng có thể kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận. Nếu phân tích nước tiểu không xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT, MRI hoặc siêu âm. Kiểm tra bàng quang và niệu đạo thông qua nội soi bàng quang, trong đó một ống có gắn camera được đưa vào bàng quang của bạn. Các xét nghiệm bổ sung có thể bao gồm:
Điều trị tiểu máu phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu bạn bị phì đại tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để thu nhỏ.
Đối với sỏi bàng quang hoặc thận, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Họ có thể loại bỏ sỏi bằng cách đưa ống soi qua niệu đạo hoặc có thể đề nghị phẫu thuật.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh