✴️ Bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Nội dung

Bệnh đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường (hay tiểu đường) là tình trạng cơ thể không thể tạo ra đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin bình thường. Insulin là một hormone giúp đường (glucose) trong máu đi vào các tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng. Khi glucose không thể xâm nhập vào các tế bào, nó sẽ tích tụ trong máu, điều này dẫn đến lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết).

Lượng đường trong máu cao có thể gây ra vấn đề trên toàn cơ thể. Nó có thể làm hỏng mạch máu và dây thần kinh, gây hại cho mắt, thận và tim. Trong thời kỳ đầu mang thai, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Có 3 loại bệnh đái tháo đường:

– Đái tháo đường loại 1: là một rối loạn tự miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của cơ thể làm hỏng các tế bào trong tuyến tụy tạo ra insulin.

– Đái tháo đường loại 2: Khi cơ thể không thể tạo ra đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách. Nó không phải là một bệnh tự miễn.

– Đái tháo đường thai kỳ: Đây là tình trạng mức đường huyết tăng lên và các triệu chứng tiểu đường khác xuất hiện trong thai kỳ ở một phụ nữ chưa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trước đó.

đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Kiểm tra đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Triệu chứng đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Đối với hầu hết phụ nữ, bệnh đái tháo đường thai kỳ không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý, khát nước liên tục và đi tiểu thường xuyên hơn là những triệu chứng có thể xảy ra.

Nếu có thể, hãy tìm kiếm sự chăm sóc sức khỏe sớm hơn khi quyết định có thai để bác sĩ có thể kiểm tra nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai cùng với sức khỏe tổng thể của thai phụ. Khi đang mang thai, bác sĩ sẽ kiểm tra nguy cơ về bệnh đái tháo đường thai kỳ như là một phần của chăm sóc trước khi sinh. Trường hợp thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ phải kiểm tra thường xuyên hơn.

Nguyên nhân đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Thông thường, các loại hormone khác nhau có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu nhưng khi mang thai, nồng độ hormone thay đổi, khiến cơ thể khó xử lý lượng đường trong máu hiệu quả hơn.

Ngoài ra, khi mang bầu, một cơ quan được gọi là nhau thai cung cấp cho em bé chất dinh dưỡng và oxy, nhau thai cũng tạo ra hormone. Vào cuối thai kỳ, các hormone estrogen, cortisol và nhau thai có thể ngăn chặn insulin. Khi insulin bị chặn sẽ gọi là kháng insulin, lúc này glucose không thể đi vào các tế bào cơ thể và tồn tại trong máu và làm cho lượng đường trong máu tăng lên.

Ngoài ra còn có các yếu tố rủi ro khiến cho một số phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai cao hơn:

– Thừa cân và béo phì

– Thiếu hoạt động thể chất

– Đái tháo đường thai kỳ trước hoặc tiền tiểu đường trước khi mang thai

– Hội chứng buồng trứng đa nang

– Tiền sử bệnh đái tháo đường của các thành viên trong gia đình

Một số phụ nữ bị đái tháo đường trước khi mang thai được gọi là bệnh đái tháo đường tiền sản. Những phụ nữ khác có thể mắc một loại bệnh đái tháo đường chỉ xảy ra trong thai kỳ được gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ.

đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý gây tăng cân béo phì là một trong nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường

Biến chứng của đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Đái tháo đường ở phụ nữ mang thai nếu không được chăm sóc và quản lý cẩn thận có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao gây ra vấn đề cho mẹ và thai nhi.

Biến chứng có thể ảnh hưởng đến thai nhi

– Cân nặng khi sinh quá mức: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở thai phụ có thể khiến thai nhi phát triển quá lớn, tăng khả năng bị viêm tầng sinh môn khi chuyển dạ.

– Sinh non: Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm ở thai phụ

– Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh ra sớm ở các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở

– Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi em bé của các bà mẹ bị đái tháo đường đường thai kỳ có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh. Các đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây co giật ở trẻ.

– Dễ bị béo phì và mắc phải đái tháo đường loại 2 trong cuộc sống sau này: Em bé của những bà mẹ bị thái đường đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với bình thường

– Thai chết lưu: Bệnh đái tháo đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến cái chết của em bé trước hoặc ngay sau khi sinh.

đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Đái tháo đường ở phụ nữ mang thai ảnh hưởng đến cả mẹ và bé

Biến chứng đái tháo đường ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến thai phụ 

– Huyết áp cao và tiền sản giật: Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ huyết áp cao, cũng như tiền sản giật – một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ gây ra bởi huyết áp cao và các triệu chứng khác có thể đe dọa đến cuộc sống của cả mẹ và bé

– Phải mổ lấy thai: Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ phải mổ lấy thai vì thai nhi quá to.

– Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai: Nếu bạn bị đái tháo đường thai kỳ, bạn có nhiều khả năng bị tái phát một lần nữa trong lần mang thai tiếp theo và cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 cao hơn khi cao tuổi.

Phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Không có gì đảm bảo có thể ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ nhưng vẫn nên áp dụng những thói quen lành mạnh trước khi mang thai thì càng tốt. Nếu bị đái tháo đường thai kỳ, những thói quen lành mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ bị tái phát trong lần mang thai tiếp theo.

– Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe: Chọn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc. Đa dạng các loại thực phẩm để không ảnh hưởng đến hương vị hoặc dinh dưỡng

– Tăng cường vận đông: Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp hạn chế mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đặt mục tiêu 30 phút hoạt động mỗi ngày như đi bộ, bơi, yoga…

– Duy trì cân nặng: Nếu đang có kế hoạch mang thai thì nên giảm cân trước để có thai kỳ khỏe mạnh hơn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top