✴️ Bí quyết để tránh xa các biến chứng của tiểu đường

Nội dung

Bệnh tiểu đường thường gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh, trong đó có bệnh tim mạch, đột quỵ, thần kinh, thận và mắt… Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, một số điều chỉnh về lối sống có thể giúp người bệnh tránh xa các biến chứng nguy hiểm nêu trên.

 

Dùng đúng số lượng chất bột, đường mỗi ngày

Số lượng chất bột, đường (carbohydrate) trong các bữa chính và bữa phụ tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng và mức độ vận động của bạn, nó cũng tùy thuộc vào loại thuốc điều trị

 

Bệnh tiểu đường không có nghĩa là phải cắt bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm có chứa chất bột, đường. Ngũ cốc nguyên hạt, đậu, các loại hạt cây, rau quả và trái cây tươi là những thực phẩm cung cấp carbohydrate mà người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn cho chế độ ăn uống hàng ngày. Số lượng chất bột, đường (carbohydrate) trong các bữa chính và bữa phụ tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng và mức độ vận động của bạn, nó cũng tùy thuộc vào loại thuốc điều trị. Để biết chính xác về lượng chất bột, đường có thể tiêu thụ trong một ngày, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

 

Hãy giảm cân nếu cần thiết

Với những người bị béo phì, thừa cân, chỉ cần giảm vài cân cũng đã có thể cải thiện khả năng cơ thể sử dụng insulin. Điều này sẽ làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp và mỡ máu. Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm cân hiệu quả.

 

Ngủ đủ giấc

Người bệnh tiểu đường nên cố gắng ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày

 

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều có thể làm tăng cảm giác ngon miệng và thèm ăn các loại thực phẩm có nhiều carbohydrate, dẫn tới tăng cân, kéo theo nguy cơ phát triển các biến chứng về tim mạch. Vì vậy người bệnh tiểu đường nên cố gắng ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Với các trường hợp bị ngưng thở khi ngủ, điều trị tình trạng này sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu.

 

Tập thể dục thường xuyên

Bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn bất cứ hình thức luyện tập nào yêu thích, chẳng hạn như đi bộ, khiêu vũ hay đi xe đạp. Nên dành khoảng 30 phút/ngày để luyện tập. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch, cholesterol, huyết áp và giữ cho trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý. Tập thể dục cũng làm giảm căng thẳng và cắt giảm việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường.

 

Đo lượng đường trong máu hàng ngày

Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên là cách để người bệnh tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường như đau dây thần kinh hoặc khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Kiểm tra lượng đường trong máu cũng là cách để điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và đánh giá xem phương pháp điều trị có hiệu quả không.

 

Kiểm soát căng thẳng

Các kỹ thuật thư giãn như tập thở, yoga, thiền định đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân tiểu đường loại 2

 

Stress có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên. Vì thế nên cố gắng kiểm soát và hạn chế những căng thẳng về cả vật chất và tinh thần. Các kỹ thuật thư giãn như tập thở, yoga, thiền định đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân tiểu đường loại 2.

 

Nói không với muối

Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống sẽ giúp làm giảm huyết áp và bảo vệ thận. Hầu hết lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày đến từ thực phẩm chế biến sẵn. Vì thế nên sử dụng thực phẩm tươi sống thay cho các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn. Có thể sử dụng thảo mộc hay các loại gia vị khác để thay thế cho muối khi nêm nếm thức ăn. Nhìn chung người bệnh tiểu đường không nên ăn quá 2.300 mg muối/ngày tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng cá nhân bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ăn ít hơn nữa.

 

Chăm sóc các vết cắt, bầm tím trên da

Tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm chậm lành vết thương, vì thế cần phải xử lý các vết thương nhanh chóng

 

Tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm chậm lành vết thương, vì thế cần phải xử lý các vết thương nhanh chóng. Trước hết cần làm sạch vết thương, sử dụng kem kháng sinh và bông vô trùng. Đi khám ngay nếu vết thương không có dấu hiệu cải thiện sau một vài ngày. Kiểm tra bàn chân hàng ngày để xem liệu có các vết cắt, vết loét, mẩn đỏ, mụn nước hoặc sưng hay không. Sử dụng kem dưỡng ẩm để ngăn chặn những vết nứt nẻ ở chân nếu có.

 

Bỏ hút thuốc

Người mắc bệnh tiểu đường và hút thuốc lá có nguy cơ chết sớm cao gấp đôi so với những người không hút thuốc. Bỏ thuốc lá sẽ làm giảm huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tổn thương thần kinh và bệnh thận.

 

Khám sức khỏe định kỳ

Người bệnh tiểu đường cần khám sức khỏe định kỳ từ 2 – 4 lần/năm

 

Người bệnh tiểu đường cần khám sức khỏe định kỳ từ 2 – 4 lần/năm. Với những trường hợp sử dụng insulin để cân bằng lượng đường trong máu có thể cần phải kiểm tra thường xuyên hơn. Ngoài ra người bệnh cũng cần chú ý tới việc kiểm tra sức khỏe của mắt, hệ thần kinh, tổn thương thận và các biến chứng khác.Nên tới gặp nha sĩ để kiểm tra răng miệng khoảng 2 lần/năm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top