Đường huyết tăng hay lượng đường trong máu tăng là hiện tượng có quá nhiều đường (glucose) trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Nguyên nhân phổ biến gây tăng đường huyết là do ăn quá nhiều, ít tập thể dục hoặc căng thẳng về cảm xúc. Nếu bạn bị tăng đường huyết thường xuyên và gặp phải các triệu chứng cực đoan, nên tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị. Sau đây là một số ảnh hưởng của tình trạng đường huyết tăng tới sức khỏe.
Đi tiểu nhiều
Đi tiểu nhiều là một triệu chứng phổ biến của lượng đường trong máu cao. Đi tiểu nhiều hoặc lượng nước tiểu cao hơn so với bình thường, là triệu chứng đầu tiên được công nhận của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng, các hợp chất được gọi là ketones có thể phát triển trong cơ thể. Để kiểm tra nồng độ ketones, có thể sử dụng que thử nước tiểu tại nhà. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA), tập thể dục có thể làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên nếu lượng đường trong máu tăng cao kèm theo nồng độ ketones cũng cao thì tập thể dục lại có thể khiến đường huyết tăng cao hơn. Giảm bớt lượng thức ăn tiêu thụ cũng là một làm giảm đường huyết.
Hay cảm thấy đói và khát
Thường xuyên cảm thấy đói, khát không rõ nguyên nhân có thể là biểu hiện của tình trạng đường huyết cao. Theo University of Iowa Hospitals and Clinics (UIHC), khô miệng và rất khát nước là triệu chứng đầu tiên thường gặp của nhiễm toan ceton do tiểu đường. Trong trường hợp nặng, nhiễm toan ceton có thể phát triển một cách nhanh chóng. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường mà chưa biết mình mang bệnh, các triệu chứng như đói và cảm thấy khát có thể là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng, đòi hỏi có sự thăm khám kỹ càng của bác sĩ. Dù có bị mắc bệnh tiểu đường hay không, vẫn phải thông báo cho bác sĩ biết về triệu chứng đói, khát bất thường để có các biện pháp chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe.
Mắt mờ dần và hay ngủ lịm đi
Nhìn mờ có thể xảy ra như là một triệu chứng của đường trong máu cao. Theo UIHC, người bị tiểu đường nhưng chưa được chẩn đoán, sẽ hay cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra nhiều trường hợp bị sụt cân không rõ nguyên nhân và buồn nôn.
Cả người được chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường, người không dùng thuốc hoặc ăn đúng cách, đều có thể gặp phải tình trạng đường trong máu cao.Khi xuất hiện các triệu chứng về thị lực, suy giảm năng lượng, bệnh nhân có khả năng sẽ điều trị theo phác đồ của bác sĩ, chẳng hạn như kiểm soát đường huyết bằng cách tiêm insulin. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, chăm sóc y tế khẩn cấp kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh