Theo bác sĩ Dmitriy Nevelev từ Northwell Health (Mỹ): “Dinh dưỡng là điều cần thiết để nuôi dưỡng sức khỏe tim mạch tốt”. Lý tưởng nhất là người bệnh tim mạch cần nhận được đủ các dưỡng chất họ cần thông qua chế độ ăn uống thường ngày. Bạn nên nhớ, các sản phẩm bổ sung không thể bù đắp lại được cho một chế độ ăn uống kém lành mạnh, “nghèo” dưỡng chất.
Theo đó, các chuyên gia đều khuyến khích người bệnh tim mạch (như suy tim, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim…) nên có chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại rau củ, trái cây tươi, các loại đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc. Điều này sẽ giúp giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể, giúp người bệnh kiểm soát cân nặng và đường huyết để duy trì trái tim khỏe mạnh hơn.
Nhìn chung có 4 chất bổ sung người bệnh tim mạch thường thiếu hụt. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần bổ sung thêm chúng vào chế độ dinh dưỡng thường ngày:
Acid béo omega-3
Dù thông tin từ một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh cho thấy bổ sung dầu cá (chứa nhiều acid béo omega-3) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở những người khỏe mạnh, song bổ sung dưỡng chất này thực sự có thể giúp làm giảm nguy cơ đau tim ở những người đang mắc các vấn đề tim mạch.
Theo đó, ngoài việc ăn các loại cá béo (như cá hồi, cá ngừ và cá mòi) thường xuyên, người bệnh tim mạch có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung khoảng 1gr acid béo omega-3/ngày để làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành.
Chất xơ
Bổ sung đủ chất xơ hoà tan cho cơ thể có thể giúp cải thiện mức cholesterol “xấu” LDL, làm chậm quá trình tiêu hoá, giúp kiểm soát đường huyết cho người bệnh tim mạch.
Ngoài chất xơ từ các loại rau củ, trái cây tươi… trong chế độ ăn thường ngày, bạn có thể tham khảo bổ sung chất xơ từ các sản phẩm thực phẩm chức năng (nếu cần). Tuy nhiên, nên lưu ý uống đủ nước để tránh các triệu chứng khó chịu tại đường tiêu hoá khi mới bổ sung chất xơ.
Kali
Kali rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch vì dưỡng chất này giúp kiểm soát huyết áp, chống lại một số ảnh hưởng của natri (bao gồm việc làm tăng huyết áp). Do đó, bổ sung đủ kali cũng có thể giúp gián tiếp làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Ngoài ăn các thực phẩm giàu kali như quả bơ, khoai tây, cam, rau lá xanh đậm, bông cải xanh và các loại trái cây sấy khô (như mận khô, nho khô và chà là), một số người có thể cần bổ sung thêm kali từ các sản phẩm thực phẩm chức năng.
Tuy nhiên, người bệnh tim mạch mắc kèm bệnh thận, hoặc người đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng tới việc bài tiết kali nên thận trọng khi bổ sung dưỡng chất này, tốt hơn hết nên bổ sung theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Magne
Magne là dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung magne có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa; Đồng thời làm tăng nồng độ cholesterol “tốt” HDL có lợi cho tim.
Bạn có thể bổ sung magne từ các thực phẩm như hạt bí, hạt chia, hạnh nhân, rau chân vịt, chocolate đen, sữa chua, hạt điều, đậu đen…
Bên cạnh việc bổ sung các nhóm chất trên, nhiều chuyên gia khuyến cáo người bệnh tim mạch nên dùng thêm các thảo dược đã có nhiều nghiên cứu chứng minh có công dụng tốt cho hệ tim mạch.
Nổi bật có thể kể đến sản phẩm thảo dược có thành phần chính là chiết xuất thông Dahurian, được ứng dụng công nghệ lượng tử tiên tiến. Sản phẩm an toàn, lành tính, giúp tăng cường lưu thông máu đến tim, hỗ trợ giảm triệu chứng đau ngực hiệu quả nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh