Mổ cột sống có nguy hiểm không và khi nào cần phẫu thuật và cách nào bảo vệ cột sống hiệu quả là những vấn đề nhiều người băn khoăn sẽ được giải đáp cụ thể ngay trong bài viết dưới đây.
Khi nào cần phẫu thuật cột sống?
Nếu bạn là một trong số hàng triệu người bị hành hạ bởi những cơn đau cột sống trầm trọng và dai dẳng, khi bạn đã áp dụng hết các phương pháp điều trị bảo tồn mà không có kết quả thì bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình sẽ khuyên bạn nên thực hiện phẫu thuật cột sống để cải thiện chất lượng cuộc sống và chấm dứt cơn đau mà bạn đang phải chịu đựng.
Phẫu thuật cột sống được áp dụng cho những trường hợp dưới đây:
– Đau lưng, đau cổ cấp tính và mạn tính;
– Đau thần kinh tọa, chân tay yếu và tê;
Cong vẹo cột sống cần được chỉ định phẫu thuật
– Biến dạng cột sống – vẹo cột sống, gù vẹo cột sống, viêm cột sống dính khớp;
– Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, ngực và lưng: Khi đĩa đệm bị thoát vị lồi nhiều ra ngoài và chèn ép trực tiếp vào rễ thần kinh hoặc đĩa đệm bị thoát vị chui vào trong ống sống chèn ép chùm đuôi ngựa ảnh hưởng đến khả năng vận động và người bệnh có cảm giác tê hoặc buốt ở hông, đùi, bàn chân và các ngón chân.
– Thoái hóa cột sống, hẹp cột sống;
– Rạn thân đốt sống do loãng xương;
– U và viêm xương đốt sống;
– Chấn thương cột sống do tai nạn.
Mổ cột sống có nguy hiểm không?
Trả lời câu hỏi mổ cột sống có nguy hiểm không, thực chất bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm vì vậy việc quan trọng là người bệnh cần lựa chọn được những bác sĩ phẫu thuật giỏi, bệnh viện uy tín, trang thiết bị hiện đại để được chẩn đoán và phẫu thuật hiệu quả. Ngoài ra, sau phẫu thuật người bệnh cần thực hiện một số bài tập phục hồi chức năng nhưng hiệu quả phục hồi không được như ban đầu. Vì vậy tốt nhất nên chủ động bảo vệ cột sống hiệu quả.
Cách bảo vệ cột sống đúng cách
Giữ cột sống đúng tư thế
Luôn giữ cơ thể ở tư thế đúng
Các bác sĩ về cột sống cũng cho biết việc thường xuyên đi, đứng, ngồi ở tư thế sai lệch quá mức sẽ gây tê mỏi các hệ cơ xung quanh cột sống, dẫn đến tình trạng đau lưng, giãn dây chằng, đau cột sống kéo dài.
Tư thế đúng không có nghĩa là luôn giữ cho cột sống hoàn toàn thẳng mà là duy trì được độ cong sinh lý của cột sống ở vùng cổ và vùng thắt lưng. Đối với người làm việc cả ngày ở tư thế ngồi, cần thả lỏng chân chạm đất, lưng tựa vào ghế để phần thân trên hơi ngả về sau.
Thở bụng sâu để tăng tính đàn hồi của dây thần kinh cột sống
Việc hít thở bình thường chỉ sử dụng một phần cơ hoành và cơ ở lồng ngực còn thở bụng có thể vận dụng cả cơ bụng, cơ đáy chậu và hệ thống dây thần kinh cột sống.
Bổ sung thực phẩm đúng cách
Để cải thiện tình trạng cột sống bị suy yếu, nhất là khi bị đau lưng do giãn dây thần kinh cột sống, chúng ta cần phải bổ sung đa dạng các loại vitamin như B-complex (cung cấp 7 vitamin nhóm B cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrate) và chất béo Omega-3 (có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá thu và một số loại cây, quả như rau tía tô, trái kiwi…).
Ngủ đủ giấc và đúng tư thế
Tư thế ngủ đúng là tư thế thẳng, gối đầu thấp vì tư thế này ít tạo áp lực lên cột sống nhất. Tránh tiếp xúc với bất kỳ thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, nhất là tivi và điện thoại di động.
Phơi nắng mỗi ngày rất tốt cho xương khớp
Phơi nắng đúng cách mỗi ngày
Ánh sáng mặt trời cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể, giúp xua đi cảm giác mệt mỏi, tăng sự hào hứng trong công việc và sinh hoạt thường ngày.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh