ĐẠI CƯƠNG
Tiêm truyền hóa chất màng bụng cho phép đạt được nồng độ hóa chất trong khoang màng bụng cao hơn nhiều lần so với truyền hóa chất tĩnh mạch. Ngày nay có nhiều bằng chứng cho thấy truyền hóa chất màng bụng kết hợp với phẫu thuật công phá u tối đa giúp cải thiện thời gian sống thêm ở một số bệnh ung thư lan tràn phúc mạc, nhất là ung thư buồng trứng. Tuy nhiên phương pháp này chưa được phổ biến rộng rãi do tác dụng phụ của nó.
CHỈ ĐỊNH:
Sau phẫu thuật lấy u tối đa của:
Ung thư buồng trứng giai đoạn III (tổn thương còn lại <=1cm).
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Viêm phúc mạc
Dính trong ổ bụng
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sỹ nội khoa điều trị ung thư.
Điều dưỡng.
Phương tiện
Xe đẩy đựng dụng cụ
Khay đựng dụng cụ vô khuẩn, gạc vô khuẩn, cốc và bông tẩm cồn
Quang treo, cọc treo, băng dính, kéo, kẹp Kocher
Bộ dây truyền, kim lấy thuốc
Kim lớn (kim Huber) để cắm vào túi cổng.
Buồng pha thuốc cách ly
Thuốc, hoá chất
Các dung dịch để pha thuốc hoá chất
Hộp thuốc cấp cứu
Nhiệt kế, máy đo huyết áp
Một túi cổng: được đặt ở dưới da vùng dưới lồng ngực
Một ống thông màng bụng bằng silicon: Ống thông xuyên vào khoang màng bụng ở bên cạnh rốn và gắn với túi cổng.
Túi cổng và ống thông màng bụng thường được lắp đặt trong lần phẫu thuật công phá u. Nếu chưa chắc chắn chẩn đoán hoặc phẫu thuật xảy ra bất thường trong ổ bụng không đảm bảm an toàn thì nên trì hoãn việc lắp đặt.
Người bệnh
Giải thích về thủ thuật, các công việc, các bước tiến hành và các biến chứng có thể xảy ra để người bệnh biết và chuẩn bị tâm lý.
Hướng dẫn người bệnh các việc cần thiết để phối hợp thực hiện.
Người bệnh nghỉ ngơi tại giường
Người bệnh nên uống đầy đủ, đi đại tiểu tiện trước khi truyền
Hồ sơ bệnh án
Bác sĩ khám người bệnh, ghi vào bệnh án, kiểm tra các xét nghiệm, viết y lệnh.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kiểm tra người bệnh
Hỏi tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng của người bệnh.
Đo mạch, nhiệt độ huyết áp, nhịp thở
Người bệnh nằm tại giường
Thời gian tiến hành
Tiêm truyền hóa chất màng bụng có thể bắt đầu ngay sau khi phẫu thuật công phá u tối đa hoặc đợi đến khi vết mổ lành và lưu thông tiêu hóa phục hồi. Thời gian trì hoãn trung bình là 21 ngày sau phẫu thuật.
Thường sử dụng phác đồ 21 ngày cùng với hóa chất toàn thân.
Trình tự tiến hành
Tiêm truyền thuốc chống nôn: ondansetron và dexamethason
Truyền tĩnh mạch 1 lít nước muối đẳng trương trước khi bơm màng bụng
Cisplatin để tránh độc tính trên thận.
Người bệnh nằm ngửa hoặc đầu cao hơn mặt giường dưới 300.
Gây tê tại chỗ bằng lidocain trước truyền 30 phút.
Cispantin 50-100mg pha trong 1 lít nước muối đẳng trương ấm (370C) truyền vào khoang màng bụng. Sau đó truyền tiếp 1 lít nước muối đẳng trương nữa để giúp thuốc phân bố đều, nếu người bệnh quá khó chịu thì dừng lại.
Khi kết thúc tráng ống thông và túi cổng với 10ml heparin 100UI/ml và rút kim ra.
Sau khi truyền, người bệnh thay đổi tư thế, nghiêng từ bên này sang bên kia mỗi bên 15 phút trong vòng 1 giờ.
XỬ TRÍ TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
Cần đánh giá thường xuyên các dấu hiệu:
Đau bụng, các vấn đề liên quan đến đường truyền, nhiễm trùng, độc thần kinh, tổn thương thận và ức chế tủy.
Đau bụng:
Dừng truyền lít nước muối thứ hai và dùng thuốc giảm đau không opioid. Đau bụng độ 2 thì giảm liều. Đau bụng độ 3 thì chuyển sang dùng hóa chất truyền tĩnh mạch.
Nhiễm trùng (viêm phúc mạc, áp xe):
Sốt, tiêu chảy, nôn, bạch cầu tăng. Khi đó điều trị kháng sinh và ngừng truyền màng bụng
Tổn thương ruột (tắc ruột, thủng ruột):
Có thể do thuốc hoặc do thiết bị tiêm truyền. Cần phát hiện sớm (thông qua dấu hiệu đau bụng và chup XQ bụng) để xử trí kịp thời.
Rò dịch truyền qua vết mổ:
Dần trì hoãn truyền màng bụng đến khi lành vết thương.
Tắc ống thông:
Do tình trạng dính trong khoang phúc mạc hoặc do ung thư phát triển. Biểu hiện: dịch chảy ngược ra túi cổng hoặc dịch không chảy vào được.
Nôn muộn:
Cần điều trị phác đồ chống nôn đầy đủ để tránh làm tăng độc tính trên thận
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh