✴️ Kỹ thuật gọt chai chân (nốt chân) trên người bệnh đái tháo đường

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Chai chân là tổn thương thường gặp trên người bệnh đái tháo đường. Sự hình thành chai chân là quá trình bảo vệ tự nhiên của cơ thể với những kích thích áp lực tác động lên bàn chân.

Được hình thành tại những vị trí có áp lực tăng cao và sự tác động ma sát lâu ngày ở bàn chân giảm hay mất cảm giác.

Thường hình thành ở bàn chân có bệnh lý thần kinh hơn là những bàn chân thiếu máu vì sự hình thành chai chân cũng cần sự cung cấp máu đầy đủ.

Chai chân làm cho áp lực bàn chân tăng cao hơn nữa. Khi đó phần mô mềm giữa chai chân và xương sẽ dễ bị tổn thương khi đi lại.

Thường có nhiều ở phía trước bàn chân: đầu ngón cái, phần ở mô các ngón chân,…hiếm gặp ở giữa và vùng gót của bàn chân.

Chai chân là một trong những yếu tố nguy cơ đưa đến loét chân ở người bệnh đái tháo đường. Do đó với người bệnh đái tháo đường vấn đề chăm sóc, gọt chai chân đóng vai trò quan trọng trong việc dự phòng loét cho người bệnh đái tháo đường.

 

CHỈ ĐỊNH

Người bệnh đái tháo đường có chai chân.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Thận trọng ở những người bệnh có bệnh lý mạch máu ngoại vi hoặc đang dùng thuốc chống đông

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

01 Điều dưỡng

Phương tiện

Lưỡi dao + cán dao

Gạc betadin

Nước muối sinh lý

Người bệnh

Khám và giải thích về bệnh tình cho người bệnh và người nhà người bệnh.

Không có tình trạng nhiễm trùng

Người bệnh phải được kiểm soát tốt đường huyết (< 10 mmol/l) bằng Insulin

Nước tiểu không có ceton  

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra người bệnh

Thực hiện kỹ thuật

Dùng nước muối sinh lý rửa sạch toàn bộ bàn chân bệnh nhân, để khô.

Sử dụng dung dịch Betadin sát khuấn vùng tổ chức chai chân và da xung quanh.

Điều dưỡngsử dụng các ngón tay tạo độ căng da cần thiết tại vùng da bị chai chân.

Tay còn lại dùng dao gọt từng lớp chai chân chú ý gọt từng lớp mỏng, tránh chảy máu nếu chai chân quá dày, không cố gắng cắt nó thành nhiều mẩu.

Gọt chai chân cho đến khi lớp da bàn chân mềm mại thì dừng lại. Trong trường hợp có ổ loét xuất hiện ngay dưới tổ chức chai chân cần thông báo cho bác sỹ chuyên khoa để đánh giá, điều trị tích cực ổ loét.

 

THEO DÕI SAU MỔ

Chảy máu

Nhiễm trùng

 

XỬ TRÍ TAI BIẾN

Băng ép, cầm máu

Nhiễm trùng: kháng sinh, chống phù nề.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top