✴️ Kỹ thuật phẫu thuật cầm máu lại sau mổ tuyến giáp

CHỈ ĐỊNH 

Chảy máu sau mổ tuyến giáp.

Biểu hiện lâm sàng: Cổ sưng to nề nhiều, người bệnh khó thở khi đã tỉnh,  nếu có dẫn lưu có thể chảy nhiều máu hoặc tắc không chảy.

 

CHUẨN BỊ 

Đưa ngay bệnh nhân vào phòng mổ.

Người thực hiện

1 bác sĩ phẫu thuật 

1 bác sĩ gây mê 

2 bác sĩ phụ mổ 

1 kỹ thuật viên gây mê 

1 điều dưỡng dụng cụ    

1 điều dưỡng ngoài 

1 hộ lý

Phương tiện 

Máy gây mê

Dao điện 

Dụng cụ mổ 

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  

Gây mê:

Gây mê toàn thân có đặt nội khí quản hoặc tiền mê gây tê tại chỗ.

Tư thế người bệnh 

Nằm ngửa

Hai tay để dạng 

Cổ ưỡn

Độn gối dưới 2 vai 

Vị trí phẫu thuật viên và phụ 

Phẫu thuật viên đứng cùng bên với thùy cần phẫu thuật   

Phụ 1: Đứng đối diện với phẫu thuật viên 

Phụ 2 đứng cùng phía với phụ 1 

Dụng cụ viên: đứng phía sau phẫu thuật viên 

Đường rạch da: theo hướng vết mổ cũ.

Các thì trong phẫu thuật 

Thì 1: 

Cắt chỉ và tách vết mổ. Lấy hết máu đông, rửa sạch bằng huyết thanh mặn đẳng trương

Thì 2. Xử trí thương tổn

Bộc lộ vị trí phần thùy tuyến giáp đã cắt. Kiểm tra vị trí chảy máu sau đó cầm máu bằng dao điện hoặc buộc thắt mạch máu.

Đặt dẫn lưu tại chỗ

Thì 3. Đóng vết mổ khâu da:

Không cần khâu lại các cơ. Tổ chức dưới da khâu lại mũi rời bằng chỉ tiêu (vicryle 3/0). Da khâu bằng chỉ luồn tự tiêu dưới da.

 

THEO DÕI SAU MỔ 

Nói khàn

Tê tay chân – Cơn têtani

Khó thở

Nhiễm trùng

 

XỬ TRÍ TAI BIẾN

Nói khàn:

Chống phù nề - corticoid – vitamin 3B

Tê tay chân – Cơn têtani:

Canciclorid tiêm tĩnh mạch           

Khó thở: 

Thở ôxy 

Mở khí quản

Nhiễm trùng:

Kháng sinh, chống phù nề

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top