Mổ u tuyến giáp có cần kiêng nói không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Mặc dù là một trong những phương án điều trị phổ biến hiện nay, nhưng những tai biến xảy ra trong quá trình phẫu thuật là không thể lường trước được, đặc biệt là biến chứng khàn giọng, mất tiếng do dây thần kinh thanh quản bị tổn thương.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể nằm ở trước cổ và dưới đáy họng. Tuyến giáp đảm nhiệm chức năng sản xuất, lưu trữ và giải phóng 2 hormone T4 và T4 vào máu để quá trình chuyển hóa và trao đổi chất diễn ra bình thường.
U tuyến giáp là tình trạng khối mô hoặc tế bào tuyến giáp tăng sinh bất thường sẽ hình thành tổn thương dạng khối khu trú trong tuyến giáp. Sự hiện diện của khối u không chỉ làm thay cơ chế hoạt động và chức năng của tuyến giáp mà gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị phổ biến cho người bị u tuyến giáp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào mắc bệnh cũng được chỉ định mổ. Tùy vào vị trí, kích thước và tính chất khối u, sức khỏe và nguyện vọng của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc có cần thiết phải thực hiện phẫu thuật hay không. Các trường hợp được chỉ định mổ u tuyến giáp bao gồm:
– Khối u tuyến giáp lành tính nhưng gây chèn ép khí quản, thực quản, phế quản hoặc thanh quản.
– Khối u tuyến giáp lành tính kích thước lớn gây mất thẩm mỹ.
– Khối u lành tính nghi ngờ ung thư.
– Khối u lành tính kèm theo dấu hiệu cường giáp.
– Khối u được chẩn đoán ác tính (ung thư).
– Người mắc u tuyến giáp có người thân trong đình mắc ung thư tuyến giáp.
Đảm nhiệm vai trò điều khiển giọng nói của con người là 2 dây hai dây thần kinh thanh quản nằm cạnh tuyến giáp. Đó là dây thần kinh thanh quản quặt ngược và nhánh ngoài của dây thần kinh thanh quản trên. Mổ u tuyến giáp có thể làm tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược khiến người bệnh bị mất giọng, khàn tiếng hoặc thay đổi âm sắc giọng nói. Nếu cả hai dây thần kinh thanh quản bị tổn thương, người bệnh không chỉ mất giọng mà còn có thể bị khó thở, dễ sặc khi uống nước hoặc suy hô hấp.
Sự thay đổi về giọng nói ngoài nguyên nhân tổn thương các dây thanh quản còn có thể đến từ các nguyên nhân khác như: tổn thương các cơ hoặc cấu trúc vùng cổ khi phẫu thuật hay do sự xâm nhập của vi khuẩn trong quá trình hồi phục dẫn đến viêm nhiễm.
Về vấn đề “mổ u tuyến giáp có cần kiêng nói không?“, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi vừa phẫu thuật xong, vùng cổ người bệnh bị tổn thương nên còn cứng và đau. Vì thế, việc kiêng nói trong những ngày đầu sau phẫu thuật tuyến giáp là hoàn toàn cần thiết để tránh những tác động lên vùng cổ và làm ảnh hưởng xấu đến vết mổ. Trong những ngày tiếp theo, khi vết mổ có dấu hiệu lành lại, người bệnh có thể nói được bình thường nhưng chỉ nên nói nhỏ và chậm.
Thời gian kiêng nói dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào phương pháp mổ và tốc độ hồi phục sau phẫu thuật của người bệnh. Thông thường, người bệnh mổ u tuyến giáp bằng phương pháp nội soi sẽ kiêng nói ít hơn mổ hở vì tốc độ hồi phục vết thương nhanh hơn.
Bên cạnh đó, sau mổ, người bệnh cần được kiểm tra thanh quản xem có dấu hiệu tổn thương hoặc giọng nói có vấn đề bất thường không. Với những người bệnh gặp biến chứng mất giọng hay thay đổi giọng nói sẽ cần có phương pháp trị liệu riêng, gọi là liệu pháp ngôn ngữ. Dù giọng nói có thể tự hồi phục sau một khoảng thời gian nhưng có một số trường hợp cần sự can thiệp phẫu thuật để lấy lại giọng nói.
Ngoài việc kiêng nói, một số lưu ý khác giúp người bệnh hồi phục sức khỏe sau mổ u tuyến giáp:
– Không tắm bồn, không tắm dưới vòi hoa sen hoặc bơi lội cho đến khi vết thương lành hẳn, tránh để nước xâm nhập vào vết mổ gây nhiễm trùng.
– Theo dõi vết mổ hàng ngày. Nếu phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ như: thâm tím, sưng tấy, chảy máu hoặc tiết dịch và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
– Khi vết mổ đóng vảy và lên da non sẽ gây ngứa ngáy. Người bệnh có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da và dịu bớt cơn ngứa. Đồng thời người bệnh cũng có thể tham thêm khảo thuốc chống sẹo để đảm bảo thẩm mỹ.
– Vết mổ khi lành sẽ đóng vảy và lên da non gây tình trạng ngứa ngáy. Để dịu bớt cơn ngứa, bệnh nhân có thể thoa một chút kem dưỡng ẩm để làm mềm da.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh, đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: protein, tinh bột, lipit, vitamin và chất khoáng.
– Kiêng ăn các loại thức ăn cứng, khó tiêu vì dễ mắc ở vùng họng gây áp lực và tổn thương lên vùng hầu họng); thức ăn cay, chua hoặc quá nóng để tránh gây kích thích xấu lên vết mổ; thực phẩm từ nội tạng động vật, đậu nành, các loại rau họ cải… vì chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hormone của tuyến giáp và làm chậm quá trình hồi phục.
– Kiêng vận động mạnh vùng cổ. Tuyệt đối không mang vác vật nặng bằng cổ khoảng 2 tuần sau mổ.
– Đi lại nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết giúp vết mổ nhanh lành sẹo.
– Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tinh thần luôn vui vẻ lạc quan.
– Dùng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp hàng ngày theo đúng liều lượng đã được bác sĩ khuyến nghị.
– Tái khám định kỳ để kiểm soát tình trạng phục hồi và khả năng tái phát của bệnh.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề “mổ u tuyến giáp có cần kiêng nói không?”. Chỉ định phẫu thuật sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng của tuyến giáp và các bộ phận lân cận. Do đó, ngoài việc kiêng nói, người bệnh cần trang bị thêm những kiến thức cần thiết về mổ u tuyến giáp để giúp cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh