✴️ Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nội dung

Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng tăng lên tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Do đó hiểu được nguyên nhân bệnh tiểu đường để có biện pháp phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết.

Hiểu được nguyên nhân bệnh tiểu đường để có biện pháp phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết.

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường, cần nhận biết cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường trong cơ thể như sau.
Khi chúng ta ăn uống thức ăn sẽ được chuyển hóa thành glucose – một dạng tinh bột và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Để sử dụng được đường glucose, tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin. Hormone nội tiết này có nhiệm vụ vận chuyển đường glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để sinh ra năng lượng. Nếu quá trình xử lý này có vấn đề, đường glucose sẽ không được vận chuyển đi đến các tế bào, kết quả làm cho lượng đường glucose trong máu tăng cao, gây ra bệnh tiểu đường.

1. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 1

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 1 vẫn chưa được xác định, bệnh thường găp ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 1 vẫn chưa được xác định. Bệnh phát sinh khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn tấn công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho các tế bào này không thể sản xuất được insulin. Khi không có đủ insulin, các tế bào trong cơ thể không sử dụng được đường glucose, do đó lượng đường glucose sẽ tăng cao. Bệnh tiểu đường loại 1 thường găp ở trẻ em và thanh thiếu niên.

 

2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường loại 2 phổ biến hơn tiểu đường loại 1, thường gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên nhưng đôi khi cũng có thể gặp ở những người trẻ tuổi.

Bệnh tiểu đường loại 2 hình thành khi khi tuyến tụy vẫn sản xuất được insulin nhưng insulin không thực hiện được chức năng vốn có của nó, có nghĩa là cơ thể trở nên đề kháng với insulin, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao.

Bệnh tiểu đường loại 2 phổ biến hơn tiểu đường loại 1, thường gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên nhưng đôi khi cũng có thể gặp ở những người trẻ tuổi.

Chính xác nguyên nhân vì sao xảy ra điều này vẫn chưa được xác định, mặc dù nhiều  người cho rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Thừa cân, béo phì cũng có mối liên kết chặt chẽ với sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2, nhưng không phải ai thừa cân cũng bị tiểu đường loại 2.

 

3. Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra ở phụ nữ khi mang thai và sẽ biến mất sau sinh.

Trong thời gian mang thai, nhau thai sản xuất hormone để duy trì thai kỳ. Những hormone này có thể làm cho các tế bào sản xuất tăng khả năng kháng insulin. Bình thường tuyến tụy sẽ phản ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua ngưỡng kháng cự này. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tuyến tụy sẽ không thể theo kịp. Khi điều này xảy ra, các tế bào chỉ sử dụng được một lượng rất nhỏ đường glucose, khiến lượng đường tích tụ trong máu tăng cao, dẫn tới bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra ở phụ nữ khi mang thai và sẽ biến mất sau sinh. Mặc dù bệnh không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe thai phụ nhưng nếu không kiểm soát tốt nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đặc biệt tiểu đường thai kỳ có khả năng chuyển thành bệnh tiểu đường loại 2 về sau.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top