✴️ Rối loạn nội tiết hậu Covid ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Nội dung

1. Hậu Covid làm rối loạn một số chức năng của cơ thể

Trước khi tìm hiểu về tình trạng rối loạn nội tiết hậu Covid, hãy cùng tìm hiểu một số ảnh hưởng mà Covid để lại cho cơ thể. 

Khi tiến hành nghiên cứu ở 4000 bệnh nhân mắc Covid-19, có khoảng 91% người bệnh đã phục hồi hoàn toàn sau 35 tuần. Tuy nhiên, trong số 4000 người có khoảng 45% người đa giảm khả năng lao động. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy chỉ có khoảng 10% người bệnh hồi phục hoàn toàn sau 3 tuần và một số ít hồi phục hoàn toàn sau 1 tháng.

 

Covid để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Tùy vào sức khỏe tinh thần, thể lực của  mỗi cá nhân, môi trường xung quanh, mức độ ảnh hưởng của Covid đối với cơ thể và những bệnh lý nền mà mỗi người bệnh có những triệu chứng hậu Covid khác nhau. Một số bệnh nhân sau khi khỏi bệnh thường bị phát ban ở da, mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, sương mù não, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nội tiết,…

Dù mắc Covid có triệu chứng hay không triệu chứng thì sau khi khỏi bệnh, bạn vẫn có thể có một số ảnh hưởng nhất định, trong đó có rối loạn nội tiết hậu Covid. Tùy vào sức khỏe mỗi người mà những triệu chứng này có thể kéo dài vài tuần, vài tháng, một số người có thể lâu hơn. Theo thống kê, đa số các triệu chứng hậu Covid sẽ kéo dài 2 - 3 tháng. 

Mức độ biểu hiện của di chứng còn phụ thuộc vào những yếu tố như:

  • Nồng độ virus trong cơ thể khá cao.

  • Mô cơ thể bị tấn công nhầm.

  •  Virus EBV (Epstein-Barr) bị kích hoạt trở lại. Đây là virus gây bạch cầu đơn nhân cũng như có liên quan đến ung thư dạ dày, ung thư vòm họng,…

  • Người bệnh đang có bệnh lý nền, nhất là tiểu đường type 2.

  • Tuổi tác, giới tính,…

Những người lớn tuổi thường gặp nhiều ảnh hưởng hậu Covid hơn

 

2. Rối loạn nội tiết hậu Covid

Hậu Covid gây ra nhiều rối loạn cho một số chức năng của cơ thể, khiến người bệnh phải mất một thời gian khá lâu mới có thể phục hồi hoàn toàn sức khỏe. Một trong những vấn đề nhiều người thường gặp nhất là mệt mỏi do rối loạn nội tiết.

Tình trạng mệt mỏi do rối loạn nội tiết hậu Covid

Nội tiết rối loạn sau Covid có thể gây ra những hội chứng mệt mỏi. Nguyên nhân là do Covid sử dụng protein xuyên màng và TMPRSS2 - một loại protein cần thiết cho việc cắt protein của virus. Hai loại protein này chính là phương tiện để Covid xâm nhập và tấn công cơ thể. Đồng thời, hai loại protein này cũng có mặt ở nhiều tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến tụy, tuyến thận,…

Do đó, ngoài ảnh hưởng đến đường hô hấp thì SARS-CoV-2 còn ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, làm rối loạn chức năng của chúng. Đây chính là lý do khiến những bệnh nhân hậu Covid thường cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn trước.

Làm thế nào để giảm các triệu chứng của rối loạn nội tiết hậu Covid?

Trước hết, để tránh khỏi tác động và sự xâm nhập của SARS-CoV-2, bạn cần chăm sóc bản thân, nâng cao sức khỏe và tiêm vắc xin đầy đủ để tăng cường miễn dịch. Đây chính là những phương pháp hữu hiệu nhất để chống lại Covid và tránh được tình trạng rối loạn nội tiết do Covid để lại.

Tiêm vắc xin đầy đủ là phương pháp hữu hiệu để ngăn sự tấn công của virus

Để nâng cao sức khỏe cũng như lấy lại thể trạng sau Covid, hãy đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý. Đặc biệt, cần bổ sung nhiều chất xơ và vitamin từ trái cây và rau quả. Ngoài ra, để cung cấp thêm vi chất cần thiết, bạn cũng nên thêm vào thực đơn các thực phẩm như cá, trứng hay các loại hạt.

Song song với dinh dưỡng, hãy tăng cường vận động và tập những bài thể dục phù hợp với sức khỏe của bản thân, không nên tập quá nặng khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Vấn đề quan trọng là cần quan tâm đến chất lượng giấc ngủ. Một giấc ngủ sâu, đủ giờ sẽ giúp bạn nâng cao thể trạng. Nên tránh xa các môi trường có thuốc lá và vẫn tiếp tục duy trì việc điều trị bệnh nền.

 

3. Những bệnh nhân đang mắc rối loạn nội tiết cần lưu ý điều gì

Những căn bệnh về rối loạn nội tiết như tiểu đường, suy tuyến giáp,… rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp những tình trạng này và vừa bị Covid thì cần đặc biệt lưu ý. Những triệu chứng do rối loạn nội tiết hậu Covid đôi khi có thể kéo dài đến 6 tháng hoặc nhiều hơn.

Bệnh nhân đang mắc đái tháo đường

Nếu đang mắc đái tháo đường, song song với điều trị Covid, bác sĩ sẽ theo dõi chỉ số đường huyết liên tục nhằm kiểm soát và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh sẽ vẫn duy trì việc dùng thuốc để điều trị bệnh nền. Cùng với đó là duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng, tập luyện đều đặn để duy trì đường huyết ở mức ổn định, tránh tình trạng đột ngột tăng hoặc hạ.

Ăn uống khoa học để duy trì đường huyết ổn định cho cơ thể

Đa số các bệnh nhân tuổi cao thường mắc cả đái tháo đường và thêm một số bệnh lý khác. Do đó, hậu Covid càng phải cẩn thận tuân thủ điều trị đái tháo đường và những bệnh nền đó. Nếu chỉ số sinh tồn như nhịp tim, nhịp thở, huyết áp,… có vấn đề bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.

Bệnh nhân mắc các bệnh lý khác

Nếu không mắc đái tháo đường mà đang mắc một số bệnh lý khác, trong những ngày Covid cũng cần tiếp tục sử dụng thuốc điều trị, nếu cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định tăng liều. Khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường như đau đầu, đau vùng tuyến giáp, đánh trống ngực thì nên báo với bác sĩ điều trị hoặc tái khám sớm nhất để có biện pháp khắc phục kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top