Bệnh tim đập không đều là dấu hiệu thường gặp của các bệnh lý về tim mạch. Tim đập không đều, loạn nhịp tim có thể chỉ gây khó chịu nhẹ nhưng cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Rối loạn nhịp tim xảy ra khi các xung điện trong trái tim phối hợp nhịp tim không hoạt động đúng, làm trái tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc đột xuất.
Bệnh tim đập không đều khá phổ biến và thường ít nguy hiểm. Tuy nhiên, một số rối loạn nhịp tim có thể gây khó chịu thậm chí đe dọa tính mạng, vì vậy phát hiện sớm dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây bệnh là giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
Tim đập quá nhanh hoặc quá chậm là những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh. Trường hợp tim đập quá chậm sẽ khiến người bệnh có thể bị chóng mặt hoặc ngất và xuất hiện các triệu chứng của suy tim như khó thở, phù mắt cá chân,… còn nếu tim đập quá nhanh triệu chứng thường gặp là hồi hộp, đánh trống ngực, nếu nặng có thể có biểu hiện suy tim.
Đánh trống lồng ngưc là biểu hiện thường gặp của bệnh loạn nhịp tim, bạn có thể thấy tim mình đập nhanh và mạnh kèm theo choáng ngất, khó thở, đau ở ngực, cổ, vai, cánh tay hoặc ở lưng, đau đầu và ra nhiều mồ hôi,…
Nếu chỉ căn cứ vào mô tả và các triệu chứng khám lâm sàng sẽ không thể chẩn đoán chính xác bệnh về tim mạch đặc biệt là chứng rối loạn nhịp tim. Điện tâm đồ là phương pháp cho thấy đặc điểm điện học của từng loại rối loạn nhịp.
Tuy nhiên, điện tâm đồ chỉ ghi lại nhịp tim ở thời điểm nhất định.Vì vậy, cần phương pháp chuyên sâu hơn như: Máy ghi điện tâm đồ liên tục, loại thiết bị này được đeo vào người với các điện cực gắn trên thành ngực, điện tâm đồ theo dõi nhịp tim suốt 24h, có thể ghi lại được những cơn rối loạn nhịp không gây triệu chứng hoặc vào ban đêm khi bạn đang ngủ,…
Bệnh tim đập không đều hay còn gọi là rối loạn nhịp tim thường là do stress, thiếu ngủ, sử dụng thuốc lá, rượu và các chất kích thích khác,…
Tình trạng rối loạn điện giải: natri, kali, calci…
Tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim…
Ngoài ra, có một số trường hợp bị tim đập không đều mà không rõ nguyên nhân.
Khám chuyên khoa là cách chăm sóc khoa học, hiệu quả đối với sức khỏe tim mạch
Thiết lập thói quen sống khoa học: tránh các yếu tố kích thích, giảm stress…
Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tim.
Tăng cường hoạt động thể chất
Đi khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị, uống thuốc theo chỉ của các bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, ngừng thuốc hoặc thay đổi đơn mà không có chỉ định của các bác sĩ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh