✴️ Các bệnh lý mạch máu và phương pháp điều trị (Phần 1)

Hệ thống mạch máu đóng vai trò vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Các bệnh lý của mạch máu là những bệnh lý ảnh hưởng lên trên hệ thống tuần hoàn. Chúng có thể ảnh hưởng lên dòng máu đi tới hoặc đi ra khỏi các cơ quan.

Động mạch là những mạch máu đi tới các hệ cơ quan của cơ thể trong khi tĩnh mạch đưa máu trở lại về tim.

Bệnh lý mạch máu có thể gây ra các biến chứng tim mạch nghiêm trọng, chẳng hạn như huyết khối, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Điều rất quan trọng đó là bạn cần nhận biết được những dấu hiệu của bệnh lý mạch máu để có thể được điều trị sớm và hiệu quả.

Chủ đề này chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về các yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh lý mạch máu cũng như liệt kê ra các bệnh lý mạch máu thường gặp về triệu chứng và điều trị. Chúng tôi cũng sẽ đề cập đến những rủi ro và ảnh hưởng lâu dài của bệnh máu máu, thời điểm nào bạn nên đi khám bác sĩ.

 

Yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch máu

Bất kì ai cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý mạch máu, mặc dù là có thể người này có nguy cơ cao hơn so với người khác.

Những yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh lý mạch máu bao gồm:

  • Trên 60 tuổi;
  • Lười vận động;
  • Chế độ ăn nhiều chất béo;
  • Hút thuốc lá;
  • Thai kỳ;
  • Sử dụng thuốc ngừa thai;
  • Gia đình có người mắc bệnh lý mạch máu;
  • Có 1 trong những tình trạng sau:
    • Tăng Cholesterol;
    • Xơ vữa động mạch, tích tụ chất béo trong động mạch;
    • Đái tháo đường nhóm 2;
    • Tăng huyết áp.

 

Các bệnh lý mạch máu thường gặp

Có rất nhiều tình trạng có thể ảnh hưởng tới hệ thống mạch máu.

1. Bệnh lý mạch máu ngoại vi

Bệnh lý mạch máu ngoại vi hay còn còn gọi là mạch máu ngoại biên là bệnh lý của những mạch máu bên ngoài tim và não. Trong bệnh lý này, một chất béo bám tích tụ trên thành trong của mạch máu làm hẹp lòng mạch máu. Sự thu hẹp này làm hạn chế dòng chảy của máu đi qua các mạch máu.

Một trong những bệnh lý mạch máu ngoại vi phổ biến nhất hiện nay là bệnh lý động mạch ngoại biên. Đây là bệnh lý có thể ảnh hưởng lên mạch máu ở mọi vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp ở động mạch vùng chân.

Triệu chứng

Bệnh lý động mạch ngoại biên thường có triệu chứng ở vị trí mạch máu bị hẹp:

  • Đau;
  • Đổi màu da;
  • Nhiễm trùng da;
  • Loét da.

Điều trị

Thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá hoặc luyện tập thể dục nhiều hơn có thể ngăn không cho các bệnh lý mạch máu ngoại biên trở nên nặng hơn.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo những lựa chọn điều trị sau:

  • Thuốc, chẳng hạn như:
    • Statin giúp làm giảm nồng động LDL hay là những Cholesterol có hại.
    • Thuốc hạ áp để điều trị tăng huyết áp.
    • Thuốc làm loãng máu để giảm nguy cơ đông máu.
  • Phẫu thuật để mở rộng các mạch máu bị hẹp hoặc là bắc cầu mạch máu.

Các bác sĩ thường sử dụng thuốc có tên gọi là Cilostazol để giảm bớt các cơn đau chân do tập thể dục. Thuốc này đã được FDA Hoa Kỳ chấp thuận cho sử dụng với mục địch này.

Các bệnh lý mạch máu thường gặp

2. Hội chứng thiếu máu chi

Đây là giai đoạn tiến triển của bệnh lý mạch máu ngoại biên liên quan tới giảm lượng máu nuôi đi tới các chi.

Theo thời gian sự giảm lượng máu tới chi có thể làm cho tổn thương thần kinh, loét chân và nhiễm trùng.

Triệu chứng

Triệu chứng sớm của hội chứng thiếu máu chi gồm đau, nóng ráy hoặc chuột rút ở chi bị thiếu máu. Càng về sau thì sự tổn thương càng tiến triển làm cho đau nhiều hơn kể cả khi nghỉ.

Hội chứng thiếu máu chi khởi phát đột ngột là 1 tình trạng cấp cứu nội khoa. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau đột ngột ở chi bị tổn thương;
  • Tái nhợt hoặc lạnh ở chi;
  • Tê liệt hoặc yếu chi.

Điều trị

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn cho bệnh lý này tiến triển nặng hơn. Những lựa chọn điều trị khác bao gồm:

  • Thuốc giúp kiểm soát huyết áp và giảm Cholesterol máu;
  • Thuốc giảm đau;
  • Kháng sinh để điều trị nhiễm trùng;
  • Phẫu thuật để mở rộng các mạch máu bị hẹp hoặc bắc cầu mạch máu.

3. Bệnh động mạch cảnh

Bệnh động mạch cảnh là 1 khái niệm y khoa thể hiện sự tích tụ của mảng xơ vữa bên trong động mạch cảnh, là những động mạch lớn ở 2 bên cổ. Các động mạch cảnh cung cấp máu đến não và đầu.

Triệu chứng

Trong nhiều trường hợp sẽ không nhận ra được các triệu chứng của bệnh lý động mạch cảnh cho tới khi có những lần đột quỵ. Điều này xảy ra khi các động mạch cảnh bị tắc nghẽn đến mức 1 trong 2 phần gây tắc nghẽn này bị vỡ ra và đi tới não hoặc trường hợp ít gặp hơn là chúng làm tắc nghẽn hoàn toàn sự lưu thông của máu.

Triệu chứng của 1 cơn đột quỵ nhỏ hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua tương tự như 1 cơn đột quỵ nhưng không kéo dài.

Điều trị

Thay đổi lối sống chẳng hạn như bỏ hút thuốc lá và ăn uống chế độ khoa học có thể kiểm soát bệnh lý động mạch cảnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Một vài bệnh nhân có thể cần các điều trị bổ sung như:

  • Thuốc điều trị:
    • Ngăn ngừa hình thành cục máu đông;
    • Giảm Cholesterol máu;
    • Kiểm soát huyết áp;
    • Kháng viêm.
  • Các thủ thuật nong mạch máu hoặc phá bỏ các mảng xơ vữa.

Nếu cho bạn có đái tháo đường, kiểm soát lượng đường huyết 1 cách nghiêm ngặt cũng giúp kiểm soát bệnh lý động mạch cảnh.

4. Phình động mạch chủ bụng

Phình động mạch chủ bụng là 1 khối phồng ở động mạch chủ bụng. Động mạch chủ bụng là động mạch chính đưa máu từ tim để các bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh lý này thường xảy ra khi mà thành động mạch bị yếu dần đi do tuổi tác. Bản chất chứng phình động mạch không có hại và gần như không gây ra bất kì triệu chứng nào. Tuy nhiên nếu như các túi phình bị vỡ có thể gây ra xuất huyết nội rất nghiêm trọng và gần như tỉ lệ tử vong rất cao.

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh lý này gần như chỉ xuất hiện sau khi vỡ. Vỡ phình động mạch là 1 cấp cứu khẩn cấp. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Đau bụng dữ dội;
  • Buồn nôn;
  • Đau lưng;
  • Ngất đi;
  • Mệt.

Điều trị

Chẩn đoán phình động mạch chủ bụng thường bằng siêu âm. Phẫu thuật có thể được sử dụng để sửa các vị trí phình trước khi bị vỡ.

Nếu vỡ phình động mạch, bạn sẽ cần truyền máu và phẫu thuật khẩn cấp để ngừng chảy máu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top