✴️ Triệu chứng bệnh sỏi gan là gì?

Nội dung

Nguyên nhân gây bệnh sỏi gan là gì?

Nguyên nhân gây bệnh sỏi gan chưa được phát hiện. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra một số các yếu tố có thể liên quan đến nguyên nhân gây sỏi gan bao gồm:

– Sự bất thường của axit mật và cholesterol trong gan.

– Viêm đường mật do mật tích tụ trong gan.

Bệnh sỏi gan cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

Bệnh sỏi gan cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

– Tích lũy chất độc hại trong gan cũng như trong toàn bộ cơ thể.

– Thói quen ăn uống nghèo nàn gây suy dinh dưỡng.

– Vấn đề di truyền (sự xuất hiện của các gen xấu).

– Sử dụng thường xuyên các loại thuốc tổng hợp.

– Giun từ ruột lên đường mật và gây nhiễm trùng. Giun thường ký sinh ở phần đoạn cuối của ruột non. Vì một vài lý do nào đó mà giun đi ngược từ ruột non đến tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật trong gan. Sự hoạt động của giun ở đây gây nhiễm khuẩn đường mật dẫn đến sự hình thành sỏi trong gan.

 

Các triệu chứng của sỏi gan

Dấu hiệu, triệu chứng sỏi gan thường rất đa dạng, liên quan đến vị trí, kích thước sỏi. Khác với sỏi túi mật triệu chứng mơ hồ, không rõ ràng thì dấu hiệu nhận biết sỏi gan khá đặc trưng.

Đau quặn hạ sườn phải, sốt, vàng da là 3 triệu chứng điển hình khi bị sỏi gan xuất hiện lần lượt theo thứ tự. Các cơn đau do sỏi gan thường dữ dội, đột ngột, đau có thể kéo dài trên 5h, kèm theo sốt cao, rét run, cuối cùng vàng da, vàng củng mạc mắt, nước tiểu sậm màu, phân bạc màu.

 

Biến chứng sỏi gan là gì?

Biến chứng của sỏi gan khá nguy hiểm, bởi lẽ đường dẫn mật trong gan rất nhỏ. Do đó với sỏi gan, điều trị sỏi từ sớm có ý nghĩa rất quan trọng.

– Viêm mủ đường mật: Là biến chứng phổ biến nhất khi bị sỏi gan. Viêm mủ đường mật thường tái phát nhiều lần, gây khó khăn trong việc điều trị sỏi. Viên mủ tái diễn có thể gây xơ hóa, chít hẹp đường mật, áp xe gan, xơ gan mật thứ phát, tăng huyết áp tĩnh mạch cửa, thậm chí một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong do nhiễm trùng huyết và suy gan.

– Ung thư đường mật: Tỉ lệ ung thư đường mật do sỏi gan chiếm khoảng 3.0-4.3%. Ung thư thường được chẩn đoán sau một thời gian điều trị sỏi gan, đặc biệt trên những người bệnh tái phát sỏi nhiều lần. Nguyên nhân là sỏi làm tổn thương thành đường mật, kích thích các tế bào đường mật tăng sinh bất thường.

– Tổn thương gan: Gan tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Khi dịch mật bị ứ lại do sỏi mật, các sản phẩm thải có trong dịch mật không được đào thải ra ngoài tấn công làm gan bị tổn thương khiến men gan cao, làm tăng nguy cơ dẫn tới viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

 

Cách chữa bệnh sỏi trong gan

Theo các chuyên gia, việc điều trị sỏi gan không nhất thiết phải nhờ đến phẫu thuật mà có thể sử dụng phương pháp tự nhiên như ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường chức năng gan, loại bỏ sỏi gan và ngăn chặn nguy cơ tái diễn bao gồm:

  • Không tiêu thụ quá nhiều tinh bột và chất béo vì chúng chứa rất nhiều calo dẫn đến sỏi gan.
  • Tiêu thụ các loại rau củ quả có màu sắc tươi, xanh, đỏ, vàng, cam…có ít cả protein và natri. Bơ là một trong những lựa chọn tốt nhất.
  • Tăng cường tiêu thụ các loại cá có dầu như cá mòi, cá ngừ, cá hồi…và các loại dầu hạt thô như dầu chiết xuất từ hạt cỏ linh lăng, hạt hướng dương, hạt lanh…
  • Ngưng sử dụng các nước uống có cồn và chất kích thích như rượu…để thúc đẩy sức khỏe tổng thể của gan.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top