Việc phòng ngừa cơn đau tim sẽ dễ dàng hơn khi các bác sĩ biết được tình trạng của các mạch máu ở trong cơ thể. Câu hỏi lớn được đặt ra là: Các mạch máu có bị tắc nghẽn hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì một kỹ thuật hình ảnh học cao cấp sẽ cần được thực hiện để có thể ghi lại được hình ảnh của các động mạch bên trong cơ thể. Có rất nhiều loại kỹ thuật hình ảnh học và mỗi loại đều có điểm lợi và bất lợi riêng.
Kỹ thuật hình ảnh này không gây đau. Đầu dò siêu âm sẽ được sử dụng để khảo sát vùng cổ, các sóng âm được tạo ra từ đầu dò sẽ đi vào mô trong động mạch cảnh tại vùng cổ, và hồi âm lại để tái tạo hình ảnh lên màn hình.
Kỹ thuật này có thể phát hiện được các tắc nghẽn có nguy cơ gây ra đột quỵ. Nó đánh giá được mức độ hẹp của động mạch bằng cách khảo sát hình ảnh và ghi lại tốc độ của dòng chảy bên trong mạch máu.
Nếu như bệnh nhân bị nghi ngờ là vừa trải qua một cơn đột quỵ hoặc đột quỵ thoáng qua (có triệu chứng như mất thị lực), thì đã đủ điều kiện để được thực hiện kỹ thuật.
Nếu như bệnh nhân chưa từng có các triệu chứng của đột quỵ trước đó thì sẽ được thăm khám bằng ống nghe trước để có thể nghe được chuyển động của dòng máu ở bên trong động mạch cảnh. Nếu như có tiếng “phụt” ở bên trong dòng chảy - âm thanh được tạo ra do dòng máu chảy không đều - thì bệnh nhân sẽ được cho làm thêm siêu âm động mạch cảnh.
Nếu như bệnh nhân có từ hai yếu tố nguy cơ sau đây trở lên thì sẽ được cho làm siêu âm động mạch cảnh:
Dễ dàng thực hiện, không sử dụng tia xạ, và không hề đắt tiền.
Không có nhiều bằng chứng để chứng minh rằng kỹ thuật này có thể ngăn ngừa đột quỵ. Và một vài sự khác biệt trong mạch máu cũng có thể làm cho kết quả kém chính xác hơn nên có thể sẽ cần thực hiện thêm các kỹ thuật khác.
Tim sẽ được máy CT ghi lại hình ảnh để đo lường được lượng canxi tích tụ trong từng mảng xơ vữa ở bên trong các động mạch.
Có mối liên hệ mật thiết giữa số lượng canxi ở bên trong động mạch và bệnh mạch vành, bao gồm cả độ lan tỏa của bệnh.
Kỹ thuật này rất có ích khi khảo sát các bệnh nhân có:
Kỹ thuật chụp mạch vành được dùng để quyết định:
Kỹ thuật này sẽ không được sử dụng nếu như bệnh nhân đã được chẩn đoán có bệnh mạch vành từ trước.
Không tốn nhiều chi phí, không đau (bệnh nhân chỉ cần nằm trong máy chụp trong vòng 10 phút), và có thể cung cấp nhiều thông tin hơn các kỹ thuật khác.
Do các hình ảnh này không thể phát hiện được các mảng xơ vữa mềm vẫn chưa được can xi hóa, nó sẽ không giúp được nhiều khi bệnh nhân có các triệu chứng đột ngột. Mặc dù kỹ thuật này có thể giúp chẩn đoán bệnh tim nhưng nó lại không thể khảo sát được độ nặng của sự tắc nghẽn.
Nguy cơ duy nhất của kỹ thuật này là sự tiếp xúc với các tia xạ từ máy CT.
Một điểm bất lợi khác là một số loại bảo hiểm sẽ không chi trả cho kỹ thuật này.
Kỹ thuật này được dùng để khảo sát sự tắc nghẽn ở bên trong các mạch máu cung cấp máu cho tim.
Bệnh nhân sẽ được cho dùng thuốc chặn beta để làm giảm nhịp tim. Sau đó thuốc cản quang sẽ được tiêm vào động mạch thông qua đường truyền tĩnh mạch để làm hiện rõ các vị trí tắc nghẽn dưới hình ảnh CT.
Kỹ thuật chụp CT tim chỉ được thực hiện khi bệnh nhân có triệu chứng đau ngực và đang được cân nhắc để thực hiện các kỹ thuật không xâm lấn khác, như nghiệm pháp gắng sức phóng xạ. Kỹ thuật đó sử dụng chất nhuộm phóng xạ để khảo sát các vùng thiếu máu nuôi của tim.
Kỹ thuật này có thể khảo sát được các vị trí tắc nghẽn nếu có và mức độ của chúng. Kết quả cũng sẽ tương tự như kỹ thuật chụp mạch vành thông thường nhưng CT tim không cần phải đụng chạm gì đến phần trong của cơ thể. Nhưng đối với kỹ thuật chụp mạch vành thông thường thì sẽ phải sử dụng một ống catheter nhỏ để đưa chất cản quang vào thẳng bên trong các động mạch vành.
CT tim sử dụng nhiều tia xạ hơn là một khảo sát CT thông thường, và các chất cản quang cũng có thể gây tổn hại lên thận. Do kỹ thuật này cần sử dụng các trang thiết bị đặc biệt nên có thể sẽ không có mặt ở mọi cơ sở y tế.
Xem thêm: TS.BS Lê Cao Phương Duy tư vấn về đặt stent mạch vành
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh