Các triệu chứng của tiền sản giật

Tiền sản giật có thể bắt đầu sớm nhất từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Ước tính có khoảng 10% phụ nữ bị tiền sản giật.

Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây tiền sản giật là gì. Họ cho rằng nó có thể liên quan đến mạch máu trong nhau thai phát triển không đúng cách. Điều này có thể do tiền sử gia đình, tổn thương mạch máu, rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc các nguyên nhân không rõ khác. Bất kể nguyên nhân là gì, tiền sản giật đòi hỏi phải có hành động nhanh để kiểm soát huyết áp.

Các triệu chứng của tiền sản giật là gì?

Nếu bạn có hai lần đo huyết áp 140/90 mm Hg cách nhau bốn giờ và bạn không có tiền sử cao huyết áp mãn tính, bạn có thể bị tiền sản giật. Sự gia tăng huyết áp này có thể xảy ra đột ngột và không có cảnh báo.

Các triệu chứng khác liên quan đến tiền sản giật bao gồm:

  • khó thở
  • buồn nôn
  • đau đầu dữ dội
  • thở dốc
  • tăng cân đột ngột
  • sưng mặt và tay
  • quá nhiều protein trong nước tiểu, có thể chỉ ra vấn đề về thận
  • thay đổi thị lực, chẳng hạn như nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt hoặc mất thị lực tạm thời
  • nôn mửa

Điều quan trọng là bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào.

 

Làm thế nào để bác sĩ kiểm soát huyết áp của bạn?

Bác sĩ sẽ xem xét bạn đang ở giai đoạn nào trong thai kỳ và sự phát triển của em bé khi quyết định cách kiểm soát huyết áp của bạn. Nếu bạn đang mang thai 37 tuần hoặc hơn nữa, cách điều trị duy nhất là lấy thai.

Nếu con bạn chưa phát triển đủ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp bé phát triển trong khi vẫn giữ huyết áp thấp. Những thuốc có thể sử dụng bao gồm:

  • thuốc hạ huyết áp
  • corticosteroids, là loại thuốc được sử dụng để giúp phổi của bé trưởng thành và giảm viêm gan
  • thuốc giảm co giật, bao gồm magnesium sulfate

 

Kiểm soát huyết áp tại nhà

Nếu bạn bị tiền sản giật nhẹ (huyết áp khoảng 120/80 và 140/90), bác sĩ có thể cho phép bạn nghỉ ngơi ở nhà. Bạn sẽ muốn theo dõi chặt chẽ các triệu chứng tiền sản giật. Ví dụ về các bước bạn có thể thực hiện nhằm giảm huyết áp và giảm thiểu các tác dụng phụ bao gồm:

  • giảm lượng muối của bạn
  • uống nhiều nước suốt cả ngày
  • tăng lượng protein trong khẩu phần ăn của bạn, nếu chế độ ăn của bạn trước đó thiếu protein
  • nằm nghiêng bên trái để giảm áp lực cho các mạch máu lớn

Hãy nhớ rằng việc thực hiện các bước này có thể không hiệu quả trong việc làm tình trạng tiền sản giật của bạn trở nên tồi tệ hơn. Bác sĩ có thể khuyên bạn đi khám thường xuyên để kiểm tra sức khỏe của bé.

 

Biến chứng tiền sản giật là gì?

Biến chứng nghiêm trọng nhất của tiền sản giật là tử vong, cả với mẹ và bé. Các bác sĩ cũng biết rằng những phụ nữ bị tiền sản giật khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thận cao hơn trong tương lai. Phụ nữ bị tiền sản giật cũng có thể bị co giật (gọi là sản giật) hoặc họ có nguy cơ bị hội chứng HELLP. Tình trạng nghiêm trọng này là viết tắt của tán huyết, tăng men gan, và số lượng tiểu cầu thấp. Tình trạng này có thể gây ra rối loạn đông máu, đau dữ dội và có thể đe dọa đến tính mạng.

Điều quan trọng là phải gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng tiền sản giật nào để giúp ngăn ngừa bất kỳ biến chứng.

 

Tiên lượng cho những người bị tiền sản giật là gì?

Nếu bạn mang thai đủ tháng và sinh em bé, huyết áp của bạn thường sẽ trở lại mức bình thường sau khi sinh. Đôi khi điều này có thể mất đến ba tháng. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ làm mọi thứ có thể để giúp bé phát triển đủ một cách an toàn.

 

Ngăn ngừa tiền sản giật?

Nếu bạn có tiền sử tiền sản giật, điều quan trọng là phải thực hiện các bước để đảm bảo sức khỏe của bạn trước khi mang thai. Điều này có thể bao gồm giảm cân nếu bạn thừa cân, giảm huyết áp  và kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn, nếu có.

Bác sĩ có thể đề nghị một số bước phòng ngừa nếu bạn bị tiền sản giật hoặc nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh này. Ví dụ như:

  • bổ sung canxi, có thể hữu ích với phụ nữ thiếu canxi
  • sử dụng aspirin liều thấp (từ 60-81mg)
  • chăm sóc trước sinh thường xuyên để phát hiện tình trạng tiền sản giật càng sớm càng tốt

Tái khám bác sĩ thường xuyên là rất quan trọng để phát hiện tình trạng tăng huyết áp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top