Các yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp hoặc tăng huyết áp, còn được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì ban đầu bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều trường hợp bị cao huyết áp trong thời gian dài nhưng không biết mình mắc bệnh, cho tới khi triệu chứng bắt đầu xuất hiện thì bệnh đã tiến triển nghiêm trọng. Biết rõ các yếu tố nguy cơ gây bệnh để có những biện pháp điều chỉnh, hạn chế là cách hiệu quả đề phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.

 

Yếu tố nguy cơ ngoài tầm kiểm soát

Có một số yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp là ngoài tầm kiểm soát và không thể thay đổi được, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, chủng tộc và di truyền.

 

Có một số yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp là ngoài tầm kiểm soát và không thể thay đổi được, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, chủng tộc và di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh cao huyết áp, thì bạn có nhiều khả năng cũng sẽ phát triển bệnh cao huyết áp vì liên kết di truyền. Theo MayoClinic, người Mỹ gốc Phi có nguy cơ tăng huyết áp và tử vong vì những biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ và đau tim cao hơn người thuộc các chủng tộc khác. Nguy cơ cao huyết áp ở phụ nữ thấp hơn nam giới, tuy nhiên cho tới giai đoạn sau mãn kinh, nguy cơ này ở phụ nữ lại tăng cao hơn. Nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cũng tăng dần theo độ tuổi vì các mạch máu trở nên kém linh hoạt hơn.

 

Yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ của cao huyết áp mà chúng ta có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục thường xuyên.

 

Một số thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể góp phần làm tăng huyết áp. Tuy nhiên nếu có cách để điều chỉnh, thay đổi những yếu tố lối sống nêu trên, nguy cơ này sẽ được hạn chế. Béo phì và ít vận động là hai yếu tố có thể dẫn tới tăng huyết áp. Những người béo sẽ có lượng máu lưu thông trong cơ thể cao hơn, khiến áp lực tác động lên thành động mạch tăng lên. Đi kèm với béo thường là tăng nhịp tim và giảm khả năng vận chuyển máu của hệ thống mạch máu trong cơ thể… tất cả các yếu tố này đều làm tăng HA. Một nguyên nhân khác nữa là béo phì hoặc thừa cân thường phối hợp với bệnh đái tháo đường hoặc kháng insulin cũng gây tăng HA. Ăn quá nhiều muối cũng làm tăng huyết áp do cơ thể tích nước. Hút thuốc và uống rượu thu hẹp các mạch máu và gây tổn thương tim, dẫn đến tăng huyết áp theo thời gian. Nhiều nghiên cứu cũng cho biết căng thẳng cũng làm tăng huyết áp đáng kể.

 

Cao huyết áp thứ phát

Cao huyết áp thứ phát là tình trạng cao huyết áp được gây ra bởi một tình trạng y tế. Đó có thể là các bệnh về tim mạch, thận hoặc hệ thống nội tiết. Tăng huyết áp thứ phát cũng có thể xảy ra trong thai kỳ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top